Nghiên cứu

ĐH Duy Tân được Quỹ VinIF tài trợ 1 Dự án Nghiên cứu cùng nhiều Học bổng sau Tiến sĩ năm 2023

Tại “Lễ Công bố các Chương trình Tài trợ năm 2023 của Quỹ VinIF” vừa được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 16/1/2024, Trường Đại học (ĐH) Duy Tân đã vinh dự được tài trợ 1 dự án nghiên cứu thuộc lĩnh vực “Lưu giữ các Giá trị Văn hoá Lịch sử” cùng 4 học bổng nghiên cứu Sau Tiến sĩ.
 
Quỹ VinIF đồng hành cùng các nghiên cứu về Lưu giữ các Giá trị Văn hoá Lịch sử 
 
Với mong muốn đồng hành cùng các hoạt động Khoa học - Công nghệ để đưa ra các sản phẩm, các giải pháp công nghệ mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng, trải qua 6 năm hoạt động, Quỹ ViniF đã và đang trợ lực cho hơn 3.000 nhà khoa học, nhà nghiên cứu thông qua các công trình nghiên cứu mũi nhọn, các đề án hợp tác đào tạo tiên phong, cùng các suất học bổng Thạc sĩ, Nghiên cứu sinh Tiến sĩ, Nghiên cứu Sau Tiến sĩ và đặc biệt là các dự án, hoạt động lưu giữ các giá trị văn hoá lịch sử. Riêng năm 2023, với sự đồng hành của Hội đồng Khoa học gồm 400 chuyên gia uy tín trong nước và quốc tế, trải qua các vòng đánh giá khắt khe, Quỹ VinIF đã tài trợ cho 16 dự án Khoa học Công nghệ mới; 300 suất Học bổng Thạc sĩ, Tiến sĩ; 90 suất Học bổng Sau Tiến sĩ; 8 dự án và 17 sự kiện Văn hóa Lịch sử. 
 
ĐH Duy Tân được Quỹ VinIF tài trợ 1 Dự án Nghiên cứu  cùng nhiều Học bổng sau Tiến sĩ năm 2023
PGS.TS. Nguyễn Quang Hưng (chủ nhiệm dự án), 
TS. Lưu Anh Tuyên (đồng chủ nhiệm dự án) 
và đại diện Ban lãnh đạo trường ĐH Duy Tân
 tại Lễ Ký kết Tài trợ năm 2023 của Quỹ VinIF 
 
Trong 8 dự án nghiên cứu thuộc lĩnh vực Văn hóa Lịch sử được Quỹ VinIF tài trợ dịp này, dự án “Nghiên cứu niên đại của các kiến trúc cổ tại khu di tích Quốc gia đặc biệt Óc Eo - Ba Thê: góp phần nâng cao giá trị lịch sử và công tác bảo tồn di tích” của nhóm nghiên cứu liên ngành do Trường ĐH Duy Tân chủ trì, PGS.TS. Nguyễn Quang Hưng (Trường ĐH Duy Tân) làm chủ nhiệm và TS. Lưu Anh Tuyên (Trung tâm Hạt nhân Tp. HCM, Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam) làm đồng chủ nhiệm được Hội đồng Quỹ VinIF đánh giá cao. Dự án này là bước phát triển mở rộng tiếp theo của phương pháp nhiệt phát quang cải tiến mà nhóm nghiên cứu liên ngành đã phát triển và công bố trên tạp chí Journal of Archaeological Science, tháng 7/2023 để xác định được niên đại của các kiến trúc cổ bất đồng nhất, đa lớp và chồng chập tại Việt Nam với độ chính xác cao.
 
Phương pháp nhiệt phát quang cải tiến này kỳ vọng sẽ mở ra một hướng nghiên cứu rất mới và có ý nghĩa khi áp dụng trên nhiều kiến trúc gạch tại khu di tích Quốc gia đặc biệt Óc Eo - Ba Thê nói riêng và các kiến trúc cổ khác tại Việt Nam nói chung, đặc biệt là do các nhà khoa học Việt Nam cải tiến, phát triển và làm chủ.
 
Trong dự án nghiên cứu (trong thời gian 3 năm, ký hợp đồng theo từng năm) được Quỹ VinIF tài trợ này, nhóm nghiên cứu đặt ra mục tiêu xây dựng một bản đồ niên đại chi tiết cho khu vực Di tích Quốc gia đặc biệt Óc Eo - Ba Thê, bao gồm 100 vị trí thuộc các quần thể kiến trúc cổ tại đây. 
 
PGS.TS. Nguyễn Quang Hưng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Cơ bản và Ứng dụng (IFAS) thuộc Trường ĐH Duy Tân, Chủ nhiệm dự án cho biết: “Ngoài việc mở rộng phạm vi nghiên cứu, nhóm nghiên cứu cũng đang tìm cách cải tiến kỹ thuật nhằm giảm sai số của kết quả niên đại xuống thấp nhất có thể (dưới 3 - 4%). Một trong những kỹ thuật cải tiến sẽ được áp dụng là việc đặt 2 bộ chip nhiệt phát quang (TLD), 1 bộ tại vị trí lấy mẫu và 1 bộ tại vị trí bên cạnh trong thời gian tối thiểu 1 năm (trước kia nhóm chỉ đặt 1 bộ chip TLD tại đúng vị trí lấy mẫu). Mỗi bộ chip TLD sẽ gồm có 10 viên tinh thể TLD chuẩn được nhập khẩu từ Châu Âu. Sự cải tiến này đánh dấu một bước tiến quan trọng so với phương pháp truyền thống, hứa hẹn mang lại những kết quả chính xác và đáng tin cậy hơn.“
 
4 Tiến sĩ của ĐH Duy Tân nhận học bổng từ Quỹ VinIF
 
Cùng với việc tài trợ cho dự án nghiên cứu về Óc Eo - Ba Thê, Quỹ VinIF cũng đã trao học bổng Sau Tiến sĩ cho các nhà khoa học. Trong đó, 4 Tiến sĩ của Trường ĐH Duy Tân đã được lựa chọn trao học bổng với các đề tài nghiên cứu rất thiết thực, hướng đến đóng góp vào sự phát triển của nền Khoa học và Công nghệ Việt Nam. 
 
ĐH Duy Tân được Quỹ VinIF tài trợ 1 Dự án Nghiên cứu  cùng nhiều Học bổng sau Tiến sĩ năm 2023
4 Tiến sĩ của Trường ĐH Duy Tân nhận học bổng Sau Tiến sĩ
 
Cụ thể:
 
- TS. Nguyễn Tuấn Lợi nhận học bổng với đề tài "Tổng hợp vật liệu Bi2O3@NaBi(MoO4)2 và LiCoO2 ứng dụng làm điện cực anode và cathode trong pin Li-ion hoàn chỉnh". Nghiên cứu của TS. Tuấn Lợi tập trung vào việc tạo ra những vật liệu Bi2O3@NaBi(MoO4)2 và LiCoO2 bằng các phương pháp tổng hợp đơn giản trong phòng thí nghiệm và pin Li-ion hoàn chỉnh hiệu năng cao. Đồng thời, đề tài tập trung nghiên cứu các đặc tính điện hóa của vật liệu Bi2O3@NaBi(MoO4)2 và LiCoO2 khi được ứng dụng làm điện cực anode và cathode cho pin Li-ion dạng half-cell và dạng full-cell.
 
- TS. Phạm Quốc Hậu nhận học bổng với đề tài "Nghiên cứu tổng hợp và đánh giá đặc tính của vật liệu cấu trúc 2 chiều N-doped Ti3C2Tx MXene làm đồng xúc tác cho hợp kim Ir-M (M=Co, Ni) để tăng hiệu suất và giảm giá thành xúc tác cho quá trình sản xuất hydrogen xanh từ phản ứng tách nước". Nghiên cứu này nhằm tạo ra vật liệu xúc tác hiệu suất cao và giá thành thấp cho quá trình sản xuất hydrogen xanh từ phản ứng tách nước. Việc này góp phần giải quyết vấn đề về sự khan hiếm của nguồn nhiên liệu hóa thạch, tìm ra thêm một giải pháp xanh - sạch giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
 
- TS. Hồ Thanh Tâm nhận học bổng với đề tài "Ứng dụng công nghệ nuôi cấy bioreactor trong sản xuất sinh khối thân rễ và nâng cao hiệu quả sinh tổng hợp hợp chất thứ cấp từ cây lan gấm Anoectochilus sp." Đây là hướng nghiên cứu mới ứng dụng công nghệ nuôi cấy bioreactor nhằm tạo ra nguồn sinh khối chứa hoạt chất sinh học với số lượng lớn để thay thế cho nguồn nguyên liệu ngoài tự nhiên và có thể áp dụng ở quy mô thương mại, phục vụ nhu cầu sản xuất dược phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm. 
 
- TS. Trần Nguyên Tiến nhận được học bổng với đề tài "Nghiên cứu khả năng xử lý dư lượng kháng sinh làm sạch nguồn nước với vật liệu composite đa chức hóa khung cơ kim: Thực nghiệm và tính toán". Với nghiên cứu này, TS. Trần Nguyên Tiến kết hợp NH2-MIL-101-COOH và Graphene oxide (GO) để tổng hợp vật liệu composite NH2-MIL-101-COOH@GO và dùng để hấp phụ ciprofloxacin, amoxicillin và ampicillin là các loại kháng sinh phổ biến có dư lượng lớn trong nước thải từ các bệnh viện và trạm y tế, cơ sở chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam. Từ đó, phát triển được loại vật liệu composite mới với khả năng xử lý triệt để dư lượng kháng sinh nhằm cải thiện chất lượng nguồn nước và bảo vệ môi trường.
 
Nhận học bổng từ Quỹ VinIF đã thêm phần khẳng định năng lực nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trẻ ở Trường ĐH Duy Tân. Từ đây, các Tiến sĩ của Trường ĐH Duy Tân sẽ có thêm điều kiện thuận lợi để tiếp tục nghiên cứu và có thêm nhiều đóng góp mới vào sự phát triển Khoa học Công nghệ của đất nước.
 
(Truyền Thông)
 

CÁC ĐƠN VỊ NGHIÊN CỨU & ỨNG DỤNG

Viện Nghiên cứu
  • Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ cao

    Địa chỉ: Phòng 809, 03 Quang Trung, Đà Nẵng

    Điện thoại:  0236.3827.111 (ext 809)

    Email: ird@duytan.edu.vn

    Website: https://ird.duytan.edu.vn

  • Viện Nghiên cứu Khoa học Cơ bản và Ứng dụng tại Tp. HCM

    Địa chỉ: Số 6 Trần Nhật Duật, Tân Định, Quận 1, Tp. HCM

    Điện thoại: 0283.6018.456

    Email: ifas@duytan.edu.vn

    Website: https://ifas.duytan.edu.vn/

  • Viện Nghiên cứu Tính toán Kỹ thuật Duy Tân

    Địa chỉ: Số 6 Trần Nhật Duật, P. Tân Định, Quận 1, Tp. HCM

    Điện thoại:  84-0933292670

    Email: dtrice@duytan.edu.vn

     

  • Viện Nghiên cứu Khoa học Cơ bản và Ứng dụng tại Hà Nội

  • Viện Sáng Kiến Sức Khỏe Toàn Cầu

Trung tâm Phát triển Ứng dụng
  • Trung tâm Công nghệ Phần mềm (CSE)

    Địa chỉ: Phòng 804, 03 Quang Trung, Đà Nẵng

    Website: https://cse.duytan.edu.vn

  • Trung tâm Công nghệ Thông tin (CIT)

    Địa chỉ: Phòng 705, 03 Quang Trung, Đà Nẵng

    Website: https://cit.duytan.edu.vn

  • Trung tâm Điện - Điện tử  (CEE)

    Địa chỉ: Phòng 401, Tầng 4, Khu D, Cơ sở Hòa Khánh Nam, Liên Chiểu, Đà Nẵng

    Website: https://cee.duytan.edu.vn/

  • Xưởng Phim Én Bạc (Silver Swallows Studio)

    Địa chỉ: Tầng 1, Khu B, Cơ sở Hòa Khánh Nam, Liên Chiểu, Đà Nẵng

    Website: http://silverswallowsstudio.com.vn

  • Trung tâm Sáng tạo Microsoft (MIC)

    Địa chỉ: Tầng 03, 137 Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng

    Website: https://mic.duytan.edu.vn

Lên đầu trang
A - Z Sitemap

Đào tạo, nghiên cứu gắn liền với khoa học và công nghệ nhằm tạo ra những sinh viên và học viên có lòng yêu nước, có phẩm chất Nhân văn mang đậm bản sắc Việt Nam, có ý thức sinh hoạt cộng đồng, có sức khỏe, tự tin, năng động, sáng tạo, có năng lực và kỹ năng toàn diện để trở thành công dân toàn cầu.