English

Đại học

Từ năm 2010: Có thể không còn biên chế giáo viên, giảng viên

“Dự kiến, năm 2010, giáo viên, giảng viên sẽ làm việc theo chế độ hợp đồng thay cho biên chế…”. Đó là chủ trương mới của Bộ GD-ĐT. PV Đất Việt đã trao đổi với ông Trần Kim Tự-Phó vụ trưởng Vụ tổ chức-Cán bộ, Bộ GD-ĐT xung quanh vấn đề này.

Thưa ông, cơ sở nào để Bộ GD-ĐT có chủ trương đưa giáo viên biên chế sang hợp đồng?

- Mục đích của chủ trương này là tạo sự cạnh tranh lành mạnh và ý thức phấn đấu trong đội ngũ nhà giáo. Bộ muốn xóa bỏ tư duy bằng mọi cách để vào biên chế, gây nhiều tiêu cực cho ngành giáo dục và ko tăng quy mô đội ngũ nhà giáo có chất lượng. Từ vài năm trở lại đây, nhiều giáo viên trẻ ra trường đều bắt đầu từ những hợp đồng giảng dạy ngắn hạn, nhưng họ vẫn yêu nghề. Giáo viên tốt nghiệp ĐH qua thi tuyển được ký hợp đồng thì vẫn hưởng hệ số lượng 2,34 đồng thời vẫn hưởng 25% phụ cấp giờ giảng. Có nghĩa, chế độ đãi ngộ đối với giáo viên hợp đồng đối với giáo viên hợp đồng và biên chế không hề khác nhau.

Mô hình giáo dục đào tạo chuyển từ biên chế sang hợp đồng có thể sẽ gặp nhiều khó khăn, ông đánh giá vấn đề này như thế nào?

- Khó khăn lớn nhất vẫn là sự đồng thuận. Do vậy, trong quá trình tham mưu, chúng tôi luôn đặt vấn đề phải làm tốt công tác tư tưởng, nhất là với những nhà giáo đã có 20,30 năm trong nghề. Bởi có những người 50 tuổi trở lên đang ở trong biên chế mà chuyển sang hợp đồng, nếu không dược cuẩn bị tâm lý sẽ bị sốc. Hợp đồng có kèm theo hàng loạt điều khoản cam kết giữa hai bên, còn quyết định biên chế nhà nước không đưa ra các điều khoản ràng buộc. Do vậy, để chủ trương thực hiện tốt buộc các nhà hoạch định chính sách phải làm tốt công tác tư tưởng.

Theo chế độ hợp đồng, việc tuyển dụng giáo viên sẽ được rút ngắn và hiệu trưởng các trường được toàn quyền quyết định?

- Thực tế, hiện nay đội ngũ giáo viên phân bổ không đồng đều, nơi thừa nơi thiếu. Để giải quyết vấn đề này phải đi kèm theo một loạt các giải pháp như: kinh phí, hệ thống quy chuẩn và hiệu trưởng phải tính được tổng số học sinh, dự toán nhân lực và lập kế hoạch từng năm. Có nhiều hợp đồng dài hạn, nhưng cũng có trường chỉ cần mời giáo viên giảng 1 giờ thì hiệu trưởng được quyền quyết định trả thù lao bằng hoặc cao hơn quy định. Do vậy, các trường được căn cứ nhu cầu thực tế để thực hiện hợp đồng công việc. Tôi nghĩ, cùng với việc giao quyền chủ động cho các trường vẫn có phải có cơ quan quản lý, nhưng sẽ không còn tên gọi “chỉ tiêu bien chế”, mà thay vào đó là tên gọi khác. Tuy nhiên để thực hiện chủ trương này cần phải có một hệ thống quy chuẩn để điều tiết.

Khi nào thì chủ trương này được thực hiện thí điểm?

- Thời gian thí điểm còn phụ thuộc vào thời gian thoogn qua dự thảo chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2020.

Theo báo “Đất Việt” số ra ngày 08.09.2008

 

Diệp Ánh