Chiều ngày 3/3/2023, Trung tâm Đổi mới sáng tạo BK Holdings - Duy Tân phối hợp với Lab2Market tổ chức Hội thảo “9 Bước để Thương mại hóa”. Hội thảo là diễn đàn chia sẻ kiến thức về Thương mại hóa cùng chuyên gia, mạng lưới doanh nghiệp, vườn ươm, trường đại học,... đồng thời kích hoạt các hoạt động trau dồi chuyên môn cũng như kết nối nguồn lực từ hệ sinh thái Khởi nghiệp Đổi mới Sáng tạo tại Tp. Đà Nẵng.
TS. Arjun Tekalur phát biểu tại Hội thảo
TS. Arjun Tekalur - Giám đốc phần cứng in 3D tại Xerox, diễn giả của Hội thảo phát biểu: “Đã rất lâu rồi tôi mới trở lại Đà Nẵng và cảm thấy Đà Nẵng ngày càng xanh - sạch - đẹp, đồng thời có nguồn năng lượng rất tươi mới. Trong cuộc sống của con người luôn có hai trạng thái có ý thức và vô thức. Có những việc chúng ta làm trong trạng thái vô thức như thở. Cũng có những công việc chúng ra phải lên chiến lược, phải suy nghĩ rất nhiều. Và, để chuẩn bị cho hội thảo ngày hôm nay tôi đã chuẩn bị khá kỹ lưỡng cũng như dùng tới rất nhiều năng lượng. Tôi hy vọng những kiến thức và kinh nghiệm được chia sẻ trong hội thảo ngày hôm nay sẽ giúp ích cho các bạn trong việc thương mại hóa bất kỳ một sản phẩm hay dịch vụ nào.”
Tại Hội thảo, TS. Arjun Tekalur đã chia sẻ nhiều thông tin bổ ích về các bước để thương mại hóa, cụ thể có 9 bước:
- Bước 1: Dựa trên nguồn thị trường thứ cấp: tìm kiếm trên internet và dùng VPC (the Value Propsition Canvas - khung giải pháp giá trị) và BMC (The Business Model Canvas - khung mô hình kinh doanh) để xác định được lợi ích (gains), những giá trị mỗi khách hàng nhận được và nỗi đau (pains), những khó chịu và các vấn đề mà mỗi khách hàng có thể gặp phải;
Các khách mời tham dự Hội thảo cùng chơi trò chơi và trao đổi thông tin
- Bước 2: Dựa trên dữ liệu nghiên cứu thị trường để có những hiểu rõ về thị trường, khu vực và các công ty mục tiêu;
- Bước 3: Đưa ra chi phí sản phẩm tối thiểu dựa vào các nghiên cứu thị trường về VOC (Voice of the Customer - Tiếng nói của khách hàng), những sự kỳ vọng, những sự ưa thích và không thích của khách hàng mục tiêu để đưa ra chi phí sản phẩm tối thiểu;
- Bước 4: Sự cam kết với khách hàng, phát triển MVP có độ trung thực thấp (MVP (Minimum Viable Product - Sản phẩm khả dụng tối hiểu hoặc sản phẩm khả thi tối thiểu) để thu thập thêm thông tin về vấn đề của khách hàng và kiểm tra giá trị của giải pháp được cung cấp để đánh giá kỳ vọng của khách hàng;
- Bước 5: Dựa trên Phản hồi của thị trường ban đầu và thực hiện MVP lần 2;
- Bước 6: Xác định mô hình kinh doanh;
- Bước 7: Phát triển MPV có độ trung thực cao để giải quyết các vấn đề;
- Bước 8: Sản phẩm demo trước khi tung ra thị trường: tập trung và phân tích phản hồi của khách hàng để cung cấp sản phẩm demo cho doanh nghiệp hoặc người tiêu dùng;
- Bước 9: Phát triển sản phẩm toàn diện.
Là một trong những khách mời của Hội thảo, anh Nguyễn Văn Chương - Giám đốc Vườn ươm Doanh nghiệp Đà Nẵng cho biết: “Sau khi nghe những chia sẻ của TS. Srinivasan Arjun Tekalur, tôi đã hiểu rõ hơn rằng trước khi xây dựng một sản phẩm hay dịch vụ nào, chúng ta cần phải nghiên cứu thị trường, tìm hiểu về những sở thích và nhu cầu của người tiêu dùng để tạo ra một sản phẩm mà khách hàng muốn mua. Thương mại hóa không chỉ là xây dựng sản phẩm mà cần phải tạo ra sản phẩm mà thị trường và khách hàng cần.”
(Truyền Thông)