Nền kinh tế nước nhà đang trên đà phát triển với sự khởi sắc của hàng loạt công ty, doanh nghiệp và tập đoàn đa quốc gia, kéo theo đó là sự đa dạng về hoạt động kinh doanh, hợp tác và cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Chính bởi thế, ngành Luật Kinh tế trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, bởi bất cứ doanh nghiệp hay tổ chức nào cũng cần nắm rõ pháp chế để triển khai các hoạt động của mình một cách có hiệu quả.
Sinh viên Duy Tân tham gia một buổi học mô phỏng “Phiên tòa giả định”
Cùng góp phần giải quyết “cơn khát” nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Luật Kinh tế, Đại học (ĐH) Duy Tân đã bắt đầu tuyển sinh ngành Luật Kinh tế từ năm 2015. Và với nhu cầu theo học ngành Luật Kinh tế nói riêng ngày càng tăng,
ĐH Duy Tân tiếp tục mở rộng tuyển sinh trong năm 2018 để mang đến nhiều hơn cơ hội học tập cho các “sĩ tử” yêu thích ngành học này.
Ngày nay, khi các chuyên gia Luật Kinh tế đóng vai trò quan trọng giúp các doanh nghiệp nhận định đúng về pháp luật để đưa ra các quyết định chính xác khi kinh doanh hay khởi nghiệphay chỉ đơn giản để đảm bảo an toàn tài sản doanh nghiệp thì các Cử nhân ngành Luật Kinh tế ngày càng được… “săn đón” nhiều hơn. Nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO, APEC và CPTPP (nguyên là TPP), đã và đang mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực Luật Kinh tế và Luật Kinh doanh Quốc tế.
Cử nhân Luật Kinh tế sẽ có nhiều cơ hội làm việc với các vị trí như:
· Chuyên gia Cố vấn Pháp lý: phân tích, đánh giá, giải quyết các vấn đề phát sinh trong kinh doanh, đồng thời,đảm bảo các hoạt động của tổ chức luôn phù hợp với chủ trương, chính sách của Nhà nước và các công ước quốc tế có liên quan đến lĩnh vực kinh tế;
· Chuyên viên Tư vấn Pháp luật;
· Chuyên viên Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp;
· Chuyên viên Tư vấn Tài chính, Hỗ trợ Khách hàng;
· Chuyên viên Pháp lý: thực hiện các dịch vụ pháp lý của luật sư hoặc người hành nghề luật sư trong các tổ chức dịch vụ pháp luật;
· Nghiên cứu viên hay Giảng viên về Pháp luật Kinh tế.
Để đảm bảo cho sinh viên tích hợp đủ năng lực để đảm nhiệm các công việc pháp lý mang tính “cân não” tại các doanh nghiệp, Khoa Luật của ĐH Duy Tân đã xây dựng một đội ngũ cán bộ giảng viên cho ngành Luật Kinh tế bao gồm: 1 Phó Giáo sư, 2 Tiến sĩ và 5 Thạc sĩ tốt nghiệp từ các trường có uy tínbên cạnh việc hợp tác với các trường đại học hàng đầu Việt Nam về ngành Luật như ĐH Luật Hà Nội, ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh (HCM), ĐH Kinh tế - Luật TP.HCM… để mời các giảng viên có kinh nghiệm lâu năm thỉnh giảng cho sinh viên. Sinh viên học Luật Kinh tế tại ĐH Duy Tân được nhà trường được phân riêng các Phòng Tư liệu, Phòng Thực hành Đa phương tiện, Phòng Thực hành Pháp lý cùng với sự hỗ trợ liên tục của cán bộ từ các Trung tâm nghiên cứu Kinh tế - xã hội, Trung tâm tư vẫn hỗ trợ pháp lý,…tạo điều kiện tối đa cho hiệu quả học tập.
Phương pháp học tập và đào tạo chính thống cho sinh viên là Mô hình PBL (Problem - Based Learning/Project-Based Learning - Học theo Vấn đề/Học theo Dự án) - một hướng đào tạo tiên tiến được áp dụng ở nhiều trường đại học hàng đầu trên thế giới vào các ngành Luật học và Khoa học Xã hội. Duy Tân cũng là đại diện chính và đầu tiên của Hiệp hội PBL Quốc tế của UNESCO tại Việt Nam. Không dừng lại ở đó, nhà trường đã xây dựng một chương trình đào tạo chuyên sâu với nhiều đợt hội thảo, nhiều buổi học mô phỏng “Phiên tòa giả định”, nhiều chuyến giao lưu thăm viếng các tổ chức dịch vụ pháp luật,… để sinh viên nắm bắt được các công việc thực thụ của một luật sư, làm quen và tạo phản xạ để xử lý tình huống trong các phiên tòa khác nhau giúp sinh viên hiểu rõ nghề Luật ngay từ khi còn ở giảng đường đại học.
Sau khi hoàn thành 4 năm học tại Duy Tân, sinh viên ngành Luật Kinh tế sẽ nắm vững kiến thức nền tảng về Kinh tế đồng thời am hiểu pháp luật trong lĩnh vực kinh tế để có thể làm nghề. Sinh viên cũng sẽ được phát triển các kỹ năng “mềm” như kỹ năng đàm phán, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm,… và sử dụng được ngôn ngữ chuyên ngành bằng tiếng Anh để có thể tự tin làm việc và khẳng định bản thân trước các thách thức mở rộng thị trường, cạnh tranh, và hợp tác quốc tế của các doanh nghiệp ngày nay.
Cùng với ngành Luật Kinh tế, năm 2018, ĐH Duy Tân cũng chính thức mở ngành Luật học (Luật sư) chuyên sâu về các lĩnh vực Hình sự, Dân sự, và Hành chính.
Mùa Tuyển sinh 2018, ĐH Duy Tân tiếp tục đưa ra nhiều suất Học bổng ưu đãi đặc biệt dành cho sinh viên ngành Luật Kinh tế, như:
· Học bổng Tài năng (20 Suất/ngành, 10 suất Toàn phần và 10 suất Bán phần):cho những thí sinh đăng ký theo học ngành Luật Kinh tế có tổng điểm xét tuyển 3 môn từ Kỳ thi THPT Quốc Gia >=24 (toàn phần) hoặc >= 22 (bán phần).
· Học bổng Duy Tân: trị giá từ 1.000.000 - 5.000.000 VNĐ cho những thí sinh đăng ký vào học ngành Luật Kinh tế có tổng điểm xét tuyển 3 môn từ Kỳ thi THPT Quốc gia >= Điểm trúng tuyển từ 3 đến 10 điểm.
· Học bổng trị giá từ 500.000 - 2.000.000 VNĐ cho những thí sinh đăng ký vào học ngành Luật Kinh tế có tổng điểm xét tuyển Học bạ THPT từ 22 điểm trở lên.
· Học bổng Học sinh trường Chuyên trị giá 5.000.000 đồng/suất cho năm học đầu tiên, áp dụng cho tất cả các thí sinh từng hoặc đang học trường Chuyên của các tỉnh và thành phố đăng ký học Luật Kinh tế có tổng điểm xét tuyển 3 môn >= 22 điểm (theo xét tuyển Học bạ THPT) và có tổng điểm 3 môn xét tuyển >= 18 điểm (theo theo kết quả thi THPT quốc gia).
· Học bổng Ưu tiên tuyển Trực tiếp trị giá 5.000.000 đồng/suất cho năm học đầu tiên dành cho các thí sinh đoạt giải Khuyến khích trong Kỳ thi Học sinh giỏi quốc gia, đạt giải Khuyến khích trong cuộc thi Khoa học, Kỹ thuật cấp Quốc gia đăng ký theo học ngành Luật Kinh tế tại ĐH Duy Tân.
Môn Xét tuyển
Các bạn có thể xem thêm thông tin về đào tạo Luật - Kinh tế của ĐH Duy Tân tại đây:
Ngành Luật Kinh tế
Mọi chi tiết liên hệ Trung tâm Tuyển sinh, ĐH Duy Tân:
254 Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng
Đường dây nóng: 1900.2252 - 0905.294390 - 0905.294391
Email: tuyensinh@duytan.edu.vn
(Nguồn:https://www.tienphong.vn/giao-duc/hoc-luat-kinh-te-o-dh-duy-tan-khong-lo-thieu-viec-lam-1246279.tpo
https://tuoitre.vn/hoc-luat-kinh-te-o-dh-duy-tan-khong-lo-thieu-viec-lam-20180303150224555.htm)