Đại học

Đại học Duy Tân xếp hạng 495 các Đại học Tốt nhất Thế giới theo QS World University Rankings 2025

Tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (QS), Anh Quốc, ngày 5/6/2024 đã công bố Bảng xếp hạng các Đại học tốt nhất thế giới năm 2025 (QS World University Rankings 2025), với 6 đại học của Việt Nam được QS xếp hạng, tăng 1 trường so với năm 2024. 
 
Xếp hạng 495 các Đại học tốt nhất thế giới theo QS World University Rankings 2024
 
Top 6 đại học của Việt Nam gồm:
 
1. Trường Đại học Duy Tân, xếp vị trí = 495,
2. Trường Đại học Tôn Đức Thắng, xếp vị trí 711-720,
3. Đại học Quốc gia Hà Nội, xếp vị trí 851-900,
4. Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, xếp vị trí 901-950,
5. Đại học Bách khoa Hà Nội, xếp vị trí 1201-1400.
6. Đại học Huế xếp vị trí 1201-1400
 
So với năm 2024, đã có thêm 1 trường của Việt Nam là Đại học Huế được xếp hạng.
Top 495 các Đại học tốt nhất thế giới theo QS World University Rankings 2024
Đại học Duy Tân xếp vị trí 495 Đại học Tốt nhất Thế giới năm 2025 theo QS Rankings
 
Cụ thể, Trường Đại học Duy Tân tăng 19 bậc, từ vị trí =514 thế giới năm 2024 lên vị trí =495 thế giới năm 2025, vẫn giữ vững vị trí thứ 1 của Việt Nam. Vị trí 495 cũng là vị thứ cao nhất một đại học Việt Nam từng đạt được.
 
Trường Đại học Tôn Đức Thắng tăng từ vị trí 721-730 năm 2024 lên vị trí 711-720 năm 2025.
 
Hai trường là Đại học Quốc gia Hà Nội xếp vị trí thứ 951-1000 năm 2024 thế giới tăng lên vị trí thứ 851-900 thế giới năm 2025, xếp thứ 3 của Việt nam, và Đại học Quốc gia Tp. HCM xếp vị trí thứ  951-1000 năm 2024 thế giới tăng lên vị trí 901-950 thế giới năm 2025.
 
Riêng Đại học Bách khoa Hà Nội vẫn giữ nguyên vị trí xếp hạng của năm 2024 là 1201-1400 thế giới. 
Vị trí thứ 6 của Việt Nam thuộc về Đại học Huế, được xếp vị trí 1201-1400 thế giới.
 
Tiêu chí xếp hạng của Tổ chức QS gồm:
 
- Danh tiếng Học thuật (30%),
- Danh tiếng với Nhà tuyển dụng (15%),
- Tỷ lệ giảng viên/sinh viên (10%),
- Tỷ lệ Trích dẫn Bài báo/Giảng viên (20%),
- Tỷ lệ Giảng viên Quốc tế (5%),
- Tỷ lệ Sinh viên Quốc tế (5%).
- Mạng lưới Nghiên cứu Quốc tế (5%),
- Việc làm của Sinh viên Tốt nghiệp (5%), và
- Phát triển Bền vững (5%, bắt đầu có chỉ số điểm từ 2024).
 

Top 600+ Các Đại học tốt nhất thế giới năm 2024 theo Times Higher Education (THE)

 

Năm 2024 có 1.904 cơ sở giáo dục đại học của 108 quốc gia trên thế giới được THE xếp hạng, tăng 105 cơ sở so với năm 2023 là 1.799. So với kỳ xếp hạng trước, Việt Nam vẫn duy trì 6 cơ sở giáo dục đại học trong bảng xếp hạng này, gồm: 
 
1. Trường Đại học Duy Tân: vị trí 601–800,
2. Trường Đại học Tôn Đức Thắng: vị trí 601–800,
3. Đại học Quốc gia Hà Nội: vị trí 1.201- 1.500,
4. Đại học Bách Khoa Hà Nội: vị trí 1501+,
5. Đại học Huế: vị trí 1501+,
6. Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh: vị trí 1501+.

Top 600 Các Đại học tốt nhất thế giới năm 2024 theo Times Higher Education (THE)

Xếp hạng các trường đại học của Việt Nam

 trên bảng Times Higher Education

 

Được công bố lần đầu vào năm 2004, cho đến nay THE được công nhận là một trong những bảng xếp hạng uy tín đánh giá chân thực chất lượng của trường đại học trên toàn thế giới, bên cạnh: QS (Quacquarelli Symonds) Ranking và Jiaotong Shanghai Ranking (của ĐH Giao thông Thượng Hải). Xếp hạng đại học thế giới theo THE được tính theo 5 "trụ cột" bao gồm tập hợp các chỉ số đại diện cho các tiêu chí đánh giá chính đối với một cơ sở giáo dục xuất sắc.
 
Cụ thể mỗi chỉ số được kết hợp bằng cách sử dụng các trọng số sau: Trụ cột giảng dạy (30%), Trụ cột nghiên cứu (30%), Trụ cột trích dẫn khoa học (30%), Trụ cột nguồn thu từ doanh nghiệp (2,5%), Trụ cột tầm nhìn quốc tế (7,5%).
 

Có thể nói xếp hạng THE cùng với xếp hạng QS Rankings và xếp hạng Shanghai là 3 bảng xếp hạng uy tín, phổ biến và được công nhận rộng rãi nhất trên thế giới hiện nay. Trên 3 bảng xếp hạng này, nhiều trường đại học của Việt Nam được xếp ở những vị trí thứ hạng cao và tăng nhanh qua mỗi năm. 

 

Đại học Duy Tân đạt kiểm định ABET của Mỹ

 

Accreditation Board for Engineering and Technology (Hội đồng Kiểm định các Chương trình Đào tạo Kỹ thuật - Công nghệ), Mỹ đã công bố kết quả kiểm định chương trình đào tạo Công nghệ/Kỹ thuật Phần mềm của Trường Đại học Duy Tân. Chương trình này được công nhận đạt chuẩn kiểm định quốc tế ABET của Mỹ vào ngày 24/8/2021, dựa trên kết quả của đợt kiểm định (online) năm ngoái từ ngày 6 đến 9/12/2020.

Đại học Duy Tân vào Top 500 Thế giới theo bảng Times Higher Education (THE) 2022

Toàn cảnh đợt kiểm định ABET online năm ngoái từ ngày 6 đến 9.12.2020

 

Đây là chương trình đào tạo thứ 4 đạt chuẩn kiểm định ABET của Đại học Duy Tân, sau 3 chương trình đào tạo gồm:

 

Kỹ thuật Mạng,

Hệ thống Thông tin Quản lý,

được công nhận kiểm định vào tháng 8/2019.

Công nghệ/Kỹ thuật Điện-Điện tử

được công nhận kiểm định vào tháng 8/2020.

 

Được xem là tổ chức kiểm định uy tín nhất thế giới, là tiêu chuẩn “vàng” cho các chương trình Kỹ thuật và Công nghệ, rất nhiều trường đại học nổi tiếng thế giới đã tham gia kiểm định ABET cho các chương trình đào tạo của mình. Tiêu biểu trong số đó có: Đại học Khoa học Ứng dụng (Áo), Đại học Khoa học và Công nghệ Mody (Ấn Độ), Đại học AMA (Philippines),…; hay các trường ĐH kỹ thuật nổi tiếng của Mỹ như: Học viện Kỹ thuật Massachusetts (MIT), Đại học California ở Berkeley (UCB), Đại học Carnegie Mellon (CMU), Đại học Purdue, Đại học Johns Hopkins, Đại học Duke,...

 

ABET được thành lập năm 1932 với 4 Ủy ban Kiểm định gồm:

 

Ủy ban Khoa học Ứng dụng (ASAC),

Ủy ban Khoa học Điện toán (CAC),

Ủy ban Kỹ thuật (EAC), và

Ủy ban Công nghệ - Kỹ thuật (ETAC).

 

Các thành viên thuộc 4 ủy ban này đến từ 35 hiệp hội nghề nghiệp uy tín của Mỹ như: ASHRAE, SPE, SME,… với đông đảo các tình nguyện viên là các nhà khoa học, các chuyên gia và nhà tuyển dụng hàng đầu trên toàn thế giới. Hiện tại, đã có hơn 4.307 chương trình đào tạo thuộc 846 trường đại học và cao đẳng ở 41 quốc gia được kiểm định bởi ABET. Có hơn 175.000 sinh viên tốt nghiệp từ các chương trình được ABET công nhận mỗi năm và hàng triệu sinh viên tốt nghiệp đã nhận được bằng từ các chương trình được ABET công nhận kể từ năm 1932.

 

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ/Kỹ thuật Phần mềm của Đại học Duy Tân đã đáp ứng 100% các tiêu chí kiểm định của Tổ chức Kiểm định ABET. Kết quả này bắt nguồn từ những chuẩn bị rất chu đáo của Đại học Duy Tân qua nhiều năm. Trong đó phải kể đến:

 

- Xây dựng đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao,

- Chú trọng vào việc giảng dạy và cải tiến phương pháp giảng dạy để đáp ứng các chuẩn đầu ra của chương trình,

- Nâng cao chất lượng đào tạo thông qua các hoạt động hợp tác quốc tế,

- Nâng cấp trang thiết bị thực hành phục vụ thí nghiệm - thực hành và nghiên cứu chuyên sâu.

 

Trường đầu tiên của Việt Nam đạt Kiểm định UNWTO TedQual cho Du lịch

 

Được ví như “AACSB cho Du lịch”, TedQual thường được xem là chuẩn kiểm định uy tín nhất thế giới cho các ngành học về du lịch và khách sạn.

 
Chuẩn kiểm định này do Tổ chức Du lịch Thế giới thuộc Liên Hợp Quốc (UNWTO - United Nations World Tourism Organization) tổ chức triển khai. Vừa qua, vào ngày 8.7.2022, UNWTO đã công nhận 2 chương trình đào tạo:
 
- Quản trị khách sạn Quốc tế
- Quản trị nhà hàng Quốc tế
 
của Đại học (ĐH) Duy Tân chính thức đạt chuẩn kiểm định TedQual với điểm số khá cao là 771/845 điểm, thỏa mãn đến 91.2% tất cả các tiêu chí. Theo đó, ĐH Duy Tân đã trở thành trường đại học đầu tiên (tính đến thời điểm này) của Việt Nam đạt kiểm định UNWTO.TedQual.
Logo chứng nhận kiểm định TedQual
Logo chứng nhận kiểm định TedQual
 
Để có được thành quả này, ĐH Duy Tân đã miệt mài xây dựng các chương trình tiên tiến và chất lượng cao về Du lịch và Khách sạn của mình từ gần 10 năm trước, thông qua mối hợp tác với ĐH Bang Pennsylvania (PSU) - 1 trong 5 trường hàng đầu về Du lịch của thế giới. Tiếp đó, trong quá trình chuẩn bị cho công tác kiểm định trong vòng 3 năm trở lại đây, ĐH Duy Tân luôn nhận được nhiều hướng dẫn và tư vấn trực tiếp từ ĐH Bách khoa Hồng Kông (Hong Kong PolyU) - trường xếp số 1 thế giới về Du lịch và Khách sạn trên khá nhiều bảng xếp hạng. Có một điều thú vị là với kết quả 771/845 điểm, 2 chương trình Quản trị Khách sạn và Nhà hàng Quốc tế của ĐH Duy Tân đã được công nhận đạt kiểm định cho thời gian 3 năm. Đây còn nhiều hơn kết quả của ĐH Bách khoa Hồng Kông là 2 năm trong lần đầu tiên khi trường này đạt được kiểm định UNWTO.TedQual.
 
Được nhận định là chuẩn kiểm định uy tín thế giới về Du lịch, có rất nhiều trường hàng đầu thế giới về Du lịch tham gia chuẩn kiểm định này:
 
- ĐH Bách khoa Hồng Kông (Hong Kong PolyU),
- ĐH Queensland, Úc,
- ĐH Québec tại Montréal - UQAM, Canada,
- ĐH George Washington, Hoa Kỳ,
- ĐH Bournemouth, Vương quốc Anh,
- ĐH Nghiên cứu Quốc tế Bắc Kinh, Trung Quốc…
 
Hiện tại, có 277 chương trình đào tạo thuộc 102 trường ĐH ở 41 quốc gia được cấp chứng nhận UNWTO.TedQual trên toàn thế giới, trong đó khu vực châu Á có 150 chương trình. Khu vực Đông Nam Á có 52 chương trình đã được cấp chứng nhận cho 12 trường đại học của các nước Thái Lan, Malaysia, Indonesia, và Việt Nam.
 
Để đạt được kiểm định UNWTO.TedQual, các chương trình đào tạo Du lịch phải đáp ứng các điều kiện vô cùng khắt khe: không những phải đạt chuẩn các tiêu chí đánh giá từ UNWTO.TedQual mà còn phải đảm bảo chương trình đào tạo có triển khai và tích hợp Bộ Quy tắc ứng xử toàn cầu về đạo đức du lịch của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO). Các tiêu chí đánh giá của UNWTO.TedQual lấy người học làm trung tâm, tập trung đánh giá chương trình đào tạo dựa vào mối quan hệ giữa 5 nhóm đối tượng gồm:
 
1. Sinh viên,
2. Giảng viên,
3. Người sử dụng lao động,
4. Chương trình Đào tạo và hệ thống sư phạm,
5. Công tác quản lý.
 
Các tiêu chí đánh giá trên đều được yêu cầu phải tích hợp thêm Bộ Quy tắc ứng xử toàn cầu về đạo đức du lịch, và chiếm đến gần một nửa trọng số điểm trong đánh giá chất lượng chương trình đào tạo.
 
Xếp hạng 296 các trường đại học Đại học toàn cầu năm 2024 theo U.S.News & World Report
 

Tạp chí của Hoa Kỳ - U.S. News & World Reports đã công bố Bảng xếp các trường Đại học Tốt nhất Toàn cầu năm 2024 (Best Global Universities). Có 2.250 trường đại học thuộc 104 quốc gia và vùng lãnh thổ được U.S.News & World Reports xếp hạng năm nay, tăng 250 trường so với năm trước. So với năm 2023, các trường đại học của Việt Nam đều tăng hạng đáng kể. 

 

Top 296 các trường đại học Đại học toàn cầu năm 2024 theo U.S.News & World Report

Đại học Duy Tân nằm trong Top 296 các trường đại học Đại học toàn cầu năm 2024 theo U.S.News & World Report

 

Trong đó Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tăng 251 bậc (từ hạng 1,116 năm 2023 lên hạng 865 năm 2024). Đại học Quốc gia Hà Nội tăng126 bậc (từ hạng 970 năm 2023 lên hạng 844 năm 2024) và Đại học Duy Tân tăng 21 bậc (từ hạng 317 năm 2023 lên hạng 296 năm 2024).

 

Ngược lại, Đại học Tôn Đức Thắng giảm 30 bậc (từ hạng 223 năm 2023 xuống hạng 253 năm 2024). Đại học Bách khoa Hà Nội giảm 20 bậc (từ hạng 1,570 năm 2023 xuống hạng 1,590 năm 2024). 

 

So với kỳ xếp hạng trước, Việt Nam có thêm 4 cơ sở giáo dục đại học là Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Huế và Trường Đại học Cần Thơ. Dù đây là năm đầu tiên lọt vào bảng xếp hạng nhưng trường Đại học Nguyễn Tất Thành đã có thứ hạng khá cao: 730.

 

Cụ thể bảng xếp hạng các đại học của Việt Nam như sau:

 

-    Trường Đại học Tôn Đức Thắng: hạng 253 
-    Trường Đại học Duy Tân: hạng 296
-    Trường Đại học Nguyễn Tất Thành: hạng 730
-    Đại học Quốc gia Hà Nội: hạng 844
-    Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh: hạng 865
-    Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh (HCMCUT): hạng 1,590
-    Đại học Bách khoa Hà Nội  (HUST): hạng 1,710
-    Đại học Huế: hạng 2,010        
-    Trường Đại học Cần Thơ: hạng 2,043

 

Trong 13 bộ tiêu chí được nghiêm túc xét duyệt, bảng xếp hạng tập trung vào các nghiên cứu học thuật và danh tiếng của các trường đại học.

 

Các tiêu chí chiếm tỉ trọng cao, như: Uy tín về nghiên cứu toàn cầu (12,5%), Uy tín về nghiên cứu khu vực châu Á (12,5%), Số bài báo thuộc 10% số bài báo có trích dẫn nhiều nhất (12,5%), Tỷ lệ % ấn phẩm thuộc 10% ấn phẩm được trích dẫn nhiều nhất (10%), Số lượng ấn phẩm (10%), Tác động trích dẫn được chuẩn hóa (10%), bên cạnh nhiều tiêu chí khác.
 

Xếp thứ 1 Việt Nam và 1.030 thế giới trên bảng xếp hạng CWUR
 
Ngày 13/5/2024, Trung tâm Xếp hạng Đại học Thế giới (CWUR-Center for World University Rankings) đã công bố bảng danh sách 2.000 trường đại học toàn cầu trong tổng số 20.966 trường được xếp hạng. Theo đó, Việt Nam có 6 trường được xếp hạng trên bảng này... 
 
Năm 2024, thứ hạng các đại học của Việt Nam trên Bảng Xếp hạng CWUR như sau:
 
- Trường Đại học Duy Tân: xếp thứ 1.030 thế giới, top 5%  
- Trường Đại học Tôn Đức Thắng: xếp thứ 1.069 thế giới, top 5.1%
- Đại học Quốc gia Hà Nội: xếp thứ 1.228 thế giới, top 5.9%
- Đại học Quốc gia Tp. HCM: xếp thứ 1.389 thế giới, top 6.7%
- Trường Đại học Y Hà Nội: xếp thứ 1.857 thế giới, top 8.9%
- Trường Đại học Bách khoa Hà Nội: xếp thứ 1.925 thế giới, top 9.2%
Xếp thứ 1 Việt Nam và 1.030 thế giới trên bảng xếp hạng CWUR
Các trường đại học Việt Nam trên Bảng Xếp hạng CWUR 2023
 
Ở Bảng Xếp hạng các đại học của Việt Nam trên CWUR 2024, trường ĐH Duy Tân và trường ĐH Tôn Đức Thắng vẫn xếp thứ 1 và thứ 2 của Việt Nam. 
 
Ở Bảng Xếp hạng thế giới, có 4 trường tăng hạng gồm: Trường Đại học Y Hà Nội tăng 112 bậc (từ vị trí 1.969 thế giới năm 2023 lên vị trí 1.857 thế giới năm 2024), trường ĐH Tôn Đức Thắng tăng 87 bậc (từ vị trí 1.156 thế giới năm 2023 lên vị trí 1.069 thế giới năm 2024), ĐH Quốc gia Tp. HCM tăng 53 bậc (từ vị trí 1.442 thế giới năm 2023 lên vị trí 1.389 thế giới năm 2024), trường ĐH Duy Tân tăng 19 bậc (từ vị trí 1094 thế giới năm 2023 lên vị trí 1.030 thế giới năm 2024). Trong khi đó, Đại học Quốc gia Hà Nội giảm 28 bậc và ĐH Bách Khoa Hà Nội giảm 22 bậc. 
 
Bảng Xếp hạng CWUR 2024 có 20.966 cơ sở giáo dục và học viện trên thế giới đăng ký xếp hạng, tăng 435 trường so với năm 2023.  
 
Trung tâm Xếp hạng các trường Đại học Thế giới CWUR được xem là đơn vị xếp hạng số lượng trường đại học nhiều nhất trên thế giới. CWUR đánh giá các cơ sở giáo dục và học viện dựa trên 4 tiêu chí:
 
1. Chất lượng giáo dục (25%): dựa trên số lượng cựu sinh viên trường đã giành được những huy chương và giải thưởng quốc tế hàng đầu, tương ứng với số lượng sinh viên của trường.
2. Việc làm của cựu sinh viên (25%): dựa trên số lượng cựu sinh viên của trường nắm giữ các vị trí CEO (giám đốc điều hành) ở các công ty, tập đoàn hàng đầu thế giới, tương ứng với số lượng sinh viên của trường.
3. Chất lượng giảng viên (10%): dựa trên số lượng những học giả, nhà nghiên cứu của trường đã giành được những huy chương, huy hiệu, và giải thưởng hàng đầu thế giới.
4. Hiệu quả nghiên cứu (40%):
- Khối lượng Nghiên cứu (10%): dựa trên tổng số bài báo nghiên cứu khoa học (quốc tế);
- Chất lượng Xuất bản (10%): dựa trên số lượng bài báo được xuất bản trên các tạp chí hàng đầu thế giới;
- Ảnh hưởng của Nghiên cứu (10%): dựa trên số lượng bài báo được xuất bản trên các tạp chí có ảnh hưởng;
- Lượng trích dẫn (10%): dựa trên số lượng những bài báo được trích dẫn nhiều nhất.
 
Xếp thứ 1 Việt Nam và 452 thế giới trên Bảng Xếp hạng URAP
 
Tổ chức Xếp hạng Đại học Thế giới theo Thành tựu Học thuật - URAP (University Ranking by Academic Performance) vừa công bố kết quả xếp hạng các đại học năm 2023 - 2024. Việt Nam đã có thêm 5 trường đại học lọt vào bảng xếp hạng này, nâng tổng số lên 23 trường so với năm 2022-2023.
 
Top 10 trường đại học của Việt Nam trên Bảng Xếp hạng URAP 2024 như sau:
 
1. Trường Đại học Duy Tân, xếp vị trí 452 thế giới
2. Trường Đại học Tôn Đức Thắng, xếp vị trí 501 thế giới 
3. Đại học Quốc gia TPHCM, xếp vị trí 793 thế giới 
4. Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, xếp vị trí 947 thế giới 
5. Đại học Quốc gia Hà Nội, xếp vị trí 1049 thế giới 
6. Trường Đại học Y Hà Nội, xếp vị trí 1256 thế giới 
7. Đại học Bách khoa Hà Nội (HUST), xếp vị trí 1476 thế giới 
8. Trường Đại học Công nghệ Tp. HCM (HUTECH), xếp vị trí 1803 thế giới 
9. Trường Đại học Bách khoa, (ĐH Quốc gia Tp. HCM) (HCMCUT), xếp vị trí 1939 thế giới 
10 Đại học Huế, xếp vị trí 2052 thế giới 
Xếp thứ 1 Việt Nam và 452 thế giới trên Bảng Xếp hạng URAP
 
URAP sử dụng dữ liệu về thành tựu học thuật của tất cả các đại học do Web of Sciences thống kê để thực hiện xếp hạng. Các tiêu chí về số lượng, chất lượng công trình khoa học, chỉ số trích dẫn và ảnh hưởng khoa học đều chiếm trọng số lớn trong quá trình đo lường. Hệ thống này không dùng số liệu do các đại học tự cung cấp, cũng không dựa trên kết quả bầu chọn của các chuyên gia. Những điều này làm cho kết quả xếp hạng trở nên khách quan xét trên phương diện học thuật.
 

Tham khảo và Trích lược tại:

 

https://thanhnien.vn/6-dai-hoc-viet-nam-tren-bang-xep-hang-cac-truong-tren-the-gioi-2024-185231110184315378.htm

https://thanhnien.vn/dh-duy-tan-truong-dau-tien-cua-viet-nam-dat-kiem-dinh-unwto-tedqual-cho-du-lich-post1476485.html
https://tuoitre.vn/dh-duy-tan-dat-kiem-dinh-unwto-tedqual-cho-du-lich-20220716091222668.htm
https://tienphong.vn/17-truong-dai-hoc-cua-viet-nam-co-mat-tren-bang-xep-hang-urap-2022-post1450557.tpo

https://tienphong.vn/5-dai-hoc-viet-nam-tren-bang-xep-hang-qs-world-university-rankings-wur-2024-post1547754.tpo

https://tienphong.vn/them-mot-chuong-trinh-dat-abet-dh-duy-tan-co-nhieu-kiem-dinh-abet-nhat-nuoc-post1370247.tpo

 

(Truyền Thông)

 

Lên đầu trang
A - Z Sitemap

Đào tạo, nghiên cứu gắn liền với khoa học và công nghệ nhằm tạo ra những sinh viên và học viên có lòng yêu nước, có phẩm chất Nhân văn mang đậm bản sắc Việt Nam, có ý thức sinh hoạt cộng đồng, có sức khỏe, tự tin, năng động, sáng tạo, có năng lực và kỹ năng toàn diện để trở thành công dân toàn cầu.