Tin tức Tuyển sinh


Năm 2010: Tiếp tục tăng học phí

edf40wrjww2ARTICLE:ARTICLE_CONTENT

Mức học phí đại học cao nhất có thể lên tới 800.000 đồng/tháng, trung cấp nghề cao nhất 700.000 đồng/tháng… Đó là khung học phí được đưa ra trong dự thảo nghị định về cơ chế thu và sử dụng học phí đối với các cơ sở giáo dục công lập từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015.

So với mức trần tối đa trong khung học phí hiện nay là 240.000 đồng/tháng, từ năm học 2010-2011 học phí các cơ sở nghề nghiệp và giáo dục ĐH theo các nhóm ngành đào tạo có chất lượng đại trà sẽ tăng hơn 2-3,3 lần.

Trong dự thảo này, Bộ GD-ĐT đưa ra bốn nguyên tắc xác định mức học phí.

Đối với giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông công lập, mức thu học phí phải phù hợp điều kiện kinh tế của từng địa bàn dân cư, khả năng đóng góp thực tế của người dân.

Đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục ĐH công lập, mức thu học phí thực hiện theo nguyên tắc chia sẻ chi phí đào tạo giữa nhà nước và người học.

Các cơ sở giáo dục thực hiện chương trình chất lượng cao được thu học phí theo nguyên tắc “tương xứng để trang trải chi phí đào tạo”.

Riêng các cơ sở giáo dục ngoài công lập được tự quyết định mức học phí, đồng thời phải thực hiện quy chế công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ GD-ĐT quy định.

Học phí ĐH cao nhất 800.000 đồng/tháng

Trên cơ sở nguyên tắc “chia sẻ kinh phí đào tạo giữa Nhà nước và người dân”, Bộ GD-ĐT đề xuất khung học phí theo bảy nhóm ngành. Trong đó có mức trần học phí cao nhất là nhóm ngành y- dược, thấp nhất là nhóm ngành sư phạm.

Khung học phí cụ thể đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học theo các nhóm ngành đào tạo có chất lượng đại trà từ năm học 2010 -2011 đến năm học 2014 - 2015 như sau:

Nhóm ngành đào tạo

Khung học phí

1. Khoa học xã hội, kinh tế, luật 

Từ 290.000 đến 550.000

2. Kỹ thuật, Công nghệ

Từ 310.000 đến 650.000

3. Khoa học tự nhiên

Từ 310.000 đến 650.000

4. Nông - lâm - thuỷ sản

Từ 290.000  đến 550.000

5. Y dược

Từ 340.000 đến 800.000

6. Thể dục thể thao, nghệ thuật

Từ 310.000 đến 650.000

7. Sư phạm

Từ 280.000 đến 500.000

  Đơn vị: đồng/tháng

Đối với ngành sư phạm, ông Trần Quang Quý - thứ trưởng Bộ GD-ĐT - cho biết theo nội dung sửa đổi Luật giáo dục vừa được Quốc hội thông qua, SV sư phạm tiếp tục được miễn học phí.

Đối với trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, cao đẳng nghề, đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ có chất lượng đại trà từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015, khung học phí được xác định theo hệ số điều chỉnh so với khung học phí của ĐH tương ứng từng nhóm ngành.

Hệ số xác định cụ thể như sau: học phí trung cấp chuyên nghiệp bằng 0,7, CĐ và CĐ nghề bằng 0,8, học phí đào tạo thạc sĩ là 1,5, đào tạo tiến sĩ là 2,5 lần so với ĐH.

Riêng đối với trung cấp nghề, khung học phí đối với từng nhóm ngành như sau:

Nhóm ngành đào tạo

Khung học phí

1. Khối thăm dò địa chất, thuỷ văn, khí tượng

Từ 300.000 đến 700.000

2. Khối hàng hải

Từ 260.000 đến 610.000

3. Khối y tế, dược

Từ 250.000 đến 580.000

4. Khối cơ khí luyện kim, kỹ thuật nhiệt và điện, kỹ thuật xây dựng

Từ 240.000 đến 560.000

5. Khối công nghệ lương thực và thực phẩm

Từ 230.000 đến 540.000

6. Khối kỹ thuật bảo quản và vật tư hàng hoá

Từ 220.000 đến 530.000

7. Khối văn hoá TT- du lịch

Từ 210.000 đến 520.000

8. Khối kỹ thuật điện tử, bưu chính viễn thông

Từ 200.000 đến 500.000

Học phí tín chỉ không được vượt khung

Bộ GD-ĐT cho biết các cơ sở đào tạo được Nhà nước hỗ trợ ngân sách chi thường xuyên sẽ căn cứ vào khung học phí, đặc điểm và yêu cầu phát triển của ngành đào tạo, hình thức đào tạo, hoàn cảnh của học sinh, sinh viên để quy định mức thu học phí cụ thể đối với từng loại đối tượng, từng trình độ đào tạo.

Đối với  các cơ sở giáo dục công lập không được Nhà nước hỗ trợ ngân sách chi thường xuyên được quyền chủ động xây dựng mức thu học phí theo nguyên tắc đảm bảo bù đắp chi phí thường xuyên trình cấp thẩm quyền cho phép và phải công khai mức học phí cho người học biết trước khi tuyển sinh.

Đối với giáo dục thường xuyên, dự kiến học phí không vượt quá 150% mức học phí chính qui cùng cấp học và cùng nhóm ngành nghề đào tạo.

Đáp ứng xu hướng các cơ sở đào tạo sẽ chuyển sang đào tạo theo hình thức tín chỉ, trong dự thảo Bộ GD-ĐT đưa ra nguyên tắc xác định mức thu học phí đào tạo theo tín chỉ. Theo đó, mức thu học phí của một tín chỉ được xác định bằng cách lấy tổng thu học phí của toàn khóa học theo nhóm ngành đào tạo (mức thu học phí/tháng nhân với 10 tháng và nhân với số năm học) chia cho tổng số tín chỉ toàn khóa.

Áp dụng cách tính này, khi thu học phí theo tín chỉ, mức bình quân học phí hàng tháng của SV sẽ không vượt khung học phí qui định.

Ba mức học phí phổ thông

Khung học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông được chia thành ba mức áp dụng cho ba địa bàn: thành phố, thị xã; nông thôn đồng bằng, trung du và nông thôn miền núi thấp.

Nội dung

Khung học phí

1. Thành phố, thị xã

 

- Mầm non

Từ 110.000 đến 160.000

- Trung học cơ sở

Từ 30.000 đến 50.000

- Trung học phổ thông

Từ 50.000 đến 75.000

2. Nông thôn, đồng bằng, trung du

 

- Mầm non

Từ 30.000 đến 50.000

- Trung học cơ sở

Từ 15.000  đến 35.000

- Trung học phổ thông

Từ 35.000 đến 55.000

3. Nông thôn miền núi thấp

 

- Mầm non

Từ 20.000 đến 40.000

- Trung học cơ sở

Từ 10.000 đến 30.000

- Trung học phổ thông

Từ 20.000 đến 40.000

     Đơn vị: Đồng/tháng

Bộ GD-ĐT cho biết trên cơ sở khung học phí này, ở từng tỉnh, thành căn cứ vào nhu cầu phát triển giáo dục, mức sống của nhân dân địa phương mình để quy định mức thu học phí đại trà phù hợp từng địa bàn, từng vùng miền trong tỉnh, thành phố.

Các trường mầm non, phổ thông công lập cung cấp chất lượng chăm sóc và giáo dục cao hơn mức chất lượng đại trà của mỗi địa phương (tương ứng với mức chi phí của ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo), được phép thu mức học phí cao để đáp ứng nhu cầu cho con em học tập của các gia đình có thu nhập cao. Mức thu học phí được xác định trên cơ sở đảm bảo bù đắp chi phí đào tạo chương trình chất lượng cao.

Để được phép thu mức học phí cao, ngoài việc cam kết chất lượng cao hơn mức đại trà, các cơ sở giáo dục phải thực hiện quy chế công khai do Bộ Giáo dục - đào tạo quy định.
 
 
Theo Tuoitre.com.vn
 
 

Duy Tân Sitemap
Đào tạo, nghiên cứu gắn liền với khoa học và công nghệ nhằm tạo ra những sinh viên và học viên có lòng yêu nước, có phẩm chất nhân văn mang đậm bản sắc Việt Nam, có ý thức sinh hoạt động cộng đồng, có sức khỏe, có năng lực và kỹ năng toàn diện, tự tin, năng động, sáng tạo và trở thành công dân khởi nghiệp mang tính toàn cầu.