Nguyên tắc lựa chọn nghề nghiệp như thế nào?
Làm việc gì cũng có nguyên tắc của nó. Dựa vào các nguyên tắc để làm việc thì đảm bảo sự thành công sớm và kết quả bền vững. Chọn nghề cũng không ngoại lệ. Chúng ta cần tuân theo hai nguyên tắc cơ bản.
1. Nguyên tắc thứ nhất: “Hiểu mình - Hiểu nghề - Hiểu thời thế”
2. Nguyên tắc hai: “Ba vòng tròn giao thoa”
- Vòng một là nơi ghi những nghề các bạn muốn làm;
- Vòng hai là nơi ghi những nghề các bạn có khả năng làm;
- Vòng ba là nơi ghi những nghề xã hội đang cần.
+ “Nghề tôi muốn làm”
“Người ta hiếm khi thành công, nếu không được làm điều mình mong muốn”.
Dale Breckenridge Carnegie
Vì vậy chúng ta cần trả lời được các câu hỏi: Nghề gì mình muốn làm nhất? Muốn làm thứ nhì? Hay thứ ba? Tại sao?.
Chúng ta cần phân biệt “thích” khác với “mong muốn” để tránh ngộ nhận khi chọn nghề. Hiểu rõ đặc trưng tính cách của bản thân thì mới trả lời chính xác câu hỏi “Nghề tôi muốn làm?”.
+ “Nghề tôi có khả năng làm”
“Ai cũng là thiên tài. Nhưng nếu bạn đánh giá một con cá qua khả năng trèo cây của nó, thì cả đời nó sẽ sống mà tin rằng nó thật ngu ngốc”.
Khả năng làm một nghề liên quan tới các tố chất nổi trội của bạn như: sức khỏe, trí năng, tốc độ tiếp cận cái mới, khả năng phối hợp các giác quan,… của bạn. Các tố chất đó thông qua học tập và rèn luyện để hình thành khả năng giải quyết an toàn và hiệu quả các vấn đề trong nghề nghiệp. Xác định đúng các khả năng của mình trên từng lĩnh vực hoạt động, chúng ta mới trả lời được câu hỏi “Nghề tôi có khả năng làm?”.
+ “Nghề xã hội cần”
“...Nếu ta chọn một nghề, trong đó ta có thể làm việc được nhiều hơn cho nhân loại thì ta sẽ không còng lưng dưới gánh nặng của nó, bởi vì đó là sự hi sinh vì mọi người,…”
(Nguồn: C. Mác - Ph. Ăngghen toàn tập, tập 40)
Chúng ta thường hay nói đến nghề “hot” - những nghề xã hội đang rất ưa chuộng, hoặc đang cần nguồn nhân lực. Nếu bạn phù hợp với những nghề xã hội đang cần hoặc đang rất cần, thì bạn sẽ thuận lợi hơn khi tìm kiếm việc làm, khi tham gia hoạt động nghề. Lúc đó, bạn không chỉ có thu nhập cao mà còn có nhiều cơ hội thăng tiến. Tuy nhiên cần chú ý, mỗi thời điểm, mỗi vùng miền sẽ có nhu cầu phát triển kinh tế không giống nhau, sẽ cần những nghề khác nhau. Tính biến động của thị trường sẽ làm cho nhu cầu về nghề của xã hội luôn thay đổi và số lượng nghề “hot” luôn tăng, giảm thất thường. Vì vậy không chạy theo cái lợi trước mắt mà phải có tầm nhìn xa.
Định hướng nghề nghiệp (theo John Holland)
Trắc nghiệm tâm lý John Holland
John Henry Holland (sinh ngày 02/02/1929) là một nhà khoa học người Mỹ và là giáo sư Tâm lí học. Trắc nghiệm này của ông đang được lưu truyền rộng rãi ở Việt Nam khi nói về định hướng nghề nghiệp.
Hướng dẫn
— Cách làm trắc nghiệm:
- Bước 1: Đọc, cho điểm vào từng ý trong mỗi bảng dưới đây
Quy tắc cho điểm:
+ Chưa bao giờ đúng với bạn
|
0
|
+ Đúng trong một vài trường hợp
|
1
|
+ Một nửa là đúng với bạn
|
2
|
+ Gần như là đúng với bạn
|
3
|
+ Hoàn toàn đúng với bạn
|
4
|
- Bước 2: Cộng tổng điểm của từng bảng và xác định bảng có điểm số cao nhất
- Bước 3: Đối chiếu bảng có điểm cao nhất với kết quả (đó là kiểu người phù hợp với bạn).
- Bước 4: Xem ngành nghề phù hợp nhất với bạn.