(Nguồn
Tuoitreonline) - Chiều 10-7, Bộ GD-ĐT
đã tổ chức họp báo ngay sau hai đợt thi ĐH của kỳ thi tuyển sinh năm 2009 vừa
kết thúc. Nhìn lại cả hai đợt thi, bà Trần Thị Hà - phó trưởng ban thường trực
Ban chỉ đạo tuyển sinh - thừa nhận vẫn còn một số mặt hạn chế và sai sót.
Nổi
bật là sai sót trong việc in sao đề thi môn vật lý khối A tại Trường ĐH Quy
Nhơn ảnh hưởng đến bài thi của gần 34.000 thí sinh.
Về
phía thí sinh, tuy số trường hợp bị xử lý do vi phạm quy chế giảm nhưng chiếm
tới 74% là những trường hợp phải xử lý ở mức cao nhất (đình chỉ thi), trong đó
chủ yếu do mang điện thoại di động vào phòng thi.
Tại
cuộc họp báo, lãnh đạo Ban chỉ đạo tuyển sinh đã trả lời một số vấn đề liên
quan đến kỳ thi đang được dư luận quan tâm.
* Tuổi Trẻ: Bộ GD-ĐT có tiếp tục làm rõ
nguyên nhân dẫn đến sai sót đề thi ở cụm thi Quy Nhơn? Có xem xét đến các
nguyên nhân khác, đặc biệt những dấu hiệu nghi vấn về vai trò của con người
trong sự cố này?
-
Ông Trần Văn Nghĩa (phó cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo
dục): Đến thời điểm này chưa khẳng định được nguyên nhân chính thức trong khâu
in sao đề thi dẫn đến sai sót nội dung của đề thi vật lý khối A do nhóm làm
nhiệm vụ in sao đề thi cũng vừa mới hoàn thành công việc, kết thúc giai đoạn
cách ly hoàn toàn để bảo mật đề thi.
-
Thứ trưởng Phạm Vũ Luận: Dù là nguyên nhân nào cũng có thể khẳng định có trách
nhiệm của con người, cụ thể là của những người thực hiện việc in sao đề thi. Bộ
đã có hướng dẫn, quy định chi tiết quy trình, những công việc phải thực hiện...
nhưng cơ sở in sao đề thi ở Quy Nhơn đã không thực hiện đầy đủ, nghiêm túc.
Tới
đây, bộ sẽ yêu cầu ĐH Quy Nhơn kiểm tra, làm rõ và có báo cáo giải trình cụ
thể, chi tiết hơn, xác định rõ sai ở bước nào. Đồng thời chúng tôi cũng đề nghị
cơ quan an ninh vào cuộc, trước hết là cơ quan an ninh tại địa phương, để có
kết luận cuối cùng, chính thức về nguyên nhân dẫn đến sai sót. Hiện bộ đã có
văn bản yêu cầu ĐH Quy Nhơn phải kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm cá nhân trong sự
cố này.
* Pháp Luật TP.HCM: Bộ sẽ có giải pháp nào để hạn chế tình trạng
hồ sơ ảo, thí sinh ảo?
-
Bà Trần Thị Hà: Theo đánh giá của Bộ GD-ĐT, năm nay tỉ lệ ảo có xu hướng giảm:
trong khi số lượng hồ sơ đăng ký dự thi giảm 3% so với năm trước thì tỉ lệ và
số lượng thí sinh đến dự thi thực tế lại tăng. Tuy nhiên, nếu đòi hỏi phải có
một biện pháp chống ảo hoàn toàn thì chỉ có giải pháp quy định mỗi thí sinh chỉ
được nộp một hồ sơ đăng ký dự thi vào một trường ĐH. Quy định như vậy ai lợi,
ai thiệt? Các trường sẽ lợi vì số lượng thí sinh dự thi thực nhưng thí sinh
thiệt vì bị hạn chế sự lựa chọn. Các em phải nộp hồ sơ từ tháng 3, còn rất lâu
mới đến kỳ thi, nếu còn băn khoăn, chưa có quyết định cuối cùng thì cũng không
có cơ hội lựa chọn... Bộ dự định có giải pháp là từ kỳ thi tuyển sinh năm sau
sẽ đề nghị được thực hiện việc thí sinh nộp hết cả lệ phí đăng ký dự thi và lệ
phí dự thi cùng lúc khi nộp hồ sơ thay vì tách thành hai khoản như hiện nay, để
nhà trường chủ động, đảm bảo kinh phí trong việc tổ chức thi.
Môn văn có chấm theo hướng mở? Tại
buổi họp báo, trả lời câu hỏi của Tuổi Trẻ về vấn đề dư luận đang quan tâm là
“cách ra đề văn theo hướng mở, khuyến khích sự sáng tạo và phát biểu cảm nhận
cá nhân của thí sinh có phải là một chủ trương đổi mới cách ra đề thi của Bộ
GD-ĐT”, ông Trần Văn Nghĩa - phó cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất
lượng giáo dục - cho biết: -
Thực chất từ năm 2004, nghị quyết 37 của Quốc hội về việc cải tiến thi cử, giảm
căng thẳng, tốn kém, hạn chế tình trạng học sinh học tủ, học vẹt, gian lận,
phát huy năng lực tư duy, khả năng sáng tạo của học sinh..., Bộ GD-ĐT đã từng
bước triển khai nhiều việc: tổ chức thi trắc nghiệm, xây dựng đề án kỳ thi
THPT quốc gia... Việc đổi mới ra đề thi chỉ là một trong những khâu nhằm
hướng đến mục tiêu trên. Với kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay, không chỉ đề
văn mà cả đề thi các môn khác, Bộ GD-ĐT có định hướng chỉ đạo chung theo tinh
thần trên, việc này cũng phù hợp với sự mong đợi của xã hội. Còn việc ra đề
thi cụ thể thế nào, hỏi về vấn đề gì Bộ GD-ĐT không can thiệp sâu mà là quyền
của ban đề thi. * Vậy với một đề thi mở như vậy, đáp án và hướng dẫn chấm thi
của Bộ GD-ĐT có được xây dựng theo hướng mở để ghi nhận sự sáng tạo của thí sinh? -
Ông Trần Văn Nghĩa: Biểu điểm của môn văn năm nay không khác nhiều so với các
kỳ thi tuyển sinh trước nhưng trong hướng dẫn chấm thi gửi tới các hội đồng,
Bộ GD-ĐT sẽ chú ý để có hướng dẫn chi tiết. -
Thứ trưởng Phạm Vũ Luận: Thí sinh không có gì phải lo ngại về việc chấm thi ở
môn văn. Trước khi chấm thi chính thức, các hội đồng chấm thi phải thực hiện
triệt để việc thảo luận đáp án, biểu điểm và thống nhất cách chấm, để không
chỉ đối với chấm môn văn mà các môn thi khác đều có kết quả đáng tin cậy,
đánh giá đúng trình độ, năng lực của thí sinh. |