Tin tức Tuyển sinh


Nhìn điểm chuẩn để chọn trường dự thi

edf40wrjww2ARTICLE:ARTICLE_CONTENT
 
Chia sẻ với thí sinh về cách chọn trường để có nhiều khả năng đỗ, GS Nguyễn Quang Dong, trưởng phòng đào tạo trường ĐH Kinh tế quốc dân chia sẻ: “Quan trọng nhất là các em mong muốn làm việc ở lĩnh vực nào như tin học, kinh tế hay chuyên về nghiên cứu…, các em phải xác định rõ. Bên cạnh đó, căn cứ vào lực học của mình ở mức độ nào để chọn trường đăng ký thi cho phù hợp. Mấu chốt căn cứ quan trọng nhất để các em biết mình có khả năng đỗ hay không là điểm chuẩn hàng năm của các trường”.
 
GS Dong cho hay, thí sinh nào muốn đỗ vào trường ĐH Kinh tế quốc dân, bình quân mỗi môn phải đạt 7 điểm mới có khả năng đỗ.
 
Đồng quan điểm, PGS Lê Trọng Thắng, trưởng phòng đào tạo trường ĐH Mỏ Địa chất cho biết: “Đỗ hay trượt đại học đều phụ thuộc vào năng lực học của thí sinh. Do vậy, thí sinh cần căn cứ vào điểm chuẩn hàng năm của các trường để nhận biết khả năng của mình. Vì thi đại học giống như bóng đá cần phải có sự tính toán kỹ”.
 
Chuyên gia tuyển sinh khuyên thí sinh cần tìm hiểu kỹ điểm chuẩn hàng năm của các trường. Trong ảnh: Thí sinh dự ngày hội tuyển sinh tại ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2012.
 
Đến thời điểm này, đã qua 2 tuần thu nhận hồ sơ ĐKDT ĐH, CĐ nhưng theo nhiều cán bộ thu nhận hồ sơ, số lượng thí sinh nộp rất ít. Cụ thể, ở quan đại diện Bộ GD-ĐT ở TP.HCM đã nhận được khoảng 120 hồ sơ ĐKDT của thí sinh tự do. Tại Hà Nội, phòng giáo dục Ba Đình, Hai Bà Trưng, Hà Đông, Thanh Xuân… chỉ nhận được vài trăm bộ hồ sơ. Xu hướng thí sinh vẫn “chuộng” ngành Kinh tế, do vậy điểm chuẩn hàng năm của ngành Kinh tế của nhiều trường khá cao so với các ngành khác vì đông thí sinh dự thi. Tuy nhiên, thí sinh cần lưu ý, nhiều chuyên gia dự báo trong thời gian tới ngành Kinh tế có khả năng bão hòa, dư thừa nguồn nhân lực.

Hiện nay, có nhiều ngành như Kỹ thuật, Công nghệ, Nông lâm ngư, Xã hội… đang thiếu trầm trọng nguồn nhân lực mà điểm chuẩn lại không cao, chỉ ở mức 13 - 15 điểm, luôn giữ mức ổn định trong vài năm trở lại đây.

Cụ thể, trường ĐH Lâm nghiệp, điểm chuẩn năm 2010 các ngành khối A, D1 là 13 điểm. Đến năm 2011, điểm chuẩn hầu hết các ngành cũng chỉ 13 - 14 điểm. Có ngành cao nhất là Công nghệ sinh học 17 điểm và Quản lý tài nguyên thiên nhiên 15 điểm.

Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2010, điểm chuẩn các ngành khối A thường 15 điểm. Thậm chí nhiều ngành chỉ có 13 điểm như ngành Công nghệ May, Thiết kế thời trang,Công nghệ Hóa học, Quản trị kinh doanh du lịch khách sạn, Việt Nam học… Đến năm 2011, dù có nhỉnh hơn đôi chút nhưng điểm chuẩn nhiều ngành vẫn chỉ 13 điểm - đó là những ngành Công nghệ Kỹ thuật hóa học, Công nghệ May, Việt Nam học, Công nghệ kỹ thuật Nhiệt. Một số ngành có điểm chuẩn 13,5 điểm là Khoa học Máy tính, Hệ thống thông tin, Kỹ thuật phần mềm.

Trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên, năm 2011, điểm chuẩn NV1 chỉ bằng điểm sàn của Bộ GD-ĐT, từ 13 - 14 điểm như các ngành Sư phạm Vật lý, Sư phạm Tin học, Sư phạm Hóa Học, Sư phạm Toán - Tin, Sư phạm Toán - Lý, Sư phạm tâm lý giáo dục khối D1, Sư phạm Giáo dục chính trị... là 13 điểm, các ngành khác khối C là 14 - 15 điểm và các ngành khác nhỉnh hơn một chút.

Trước đó, năm 2010, điểm chuẩn NV1 của trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên có nhỉnh hơn một chút, mức điểm cao hơn khoảng nửa điểm khối A và D. Còn khối C lại cao hơn từ 18 - 20 điểm.

Trường ĐH Thủy Lợi, năm 2010, điểm sàn chung vào trường, khu vực Hà Nội 15 điểm, TP.HCM 13 điểm. Có 3 ngành điểm chuẩn cao hơn là Kỹ thuật Công trình 18 điểm; Công nghệ kỹ thuật xây dựng 16,5 điểm; Kế toán 17 điểm…Điểm chuẩn năm 2011, vẫn giữ ổn định, khu vực phía Bắc là 15 và khu vực phía Nam chỉ 13.

Trường ĐH Vinh, năm 2010, điểm NV1 các ngành chỉ dao động từ 13 - 14 điểm và chỉ 1 số ngành có điểm chuẩn từ 15 điểm trở lên.

Đến năm 2011, điểm chuẩn nhiều ngành vẫn giữ mức 13- 14 điểm như ngành Quản lý tài nguyên và môi trường, Khuyến nông, Nông nghiệp, Nuôi trồng thủy sản, Quản lý đất đai13, khối B 14. Nhiều ngành kỹ thuật điểm chuẩn vẫn giữ mức 13 là Công nghệ thực phẩm, Hóa học, Toán ứng dung, Khoa học máy tính…

Hồng Hạnh

 

Duy Tân Sitemap
Đào tạo, nghiên cứu gắn liền với khoa học và công nghệ nhằm tạo ra những sinh viên và học viên có lòng yêu nước, có phẩm chất nhân văn mang đậm bản sắc Việt Nam, có ý thức sinh hoạt động cộng đồng, có sức khỏe, có năng lực và kỹ năng toàn diện, tự tin, năng động, sáng tạo và trở thành công dân khởi nghiệp mang tính toàn cầu.