Cuộc nghiên cứu do Tiến sỹ Judith Owens (Trường đại học Brown) đứng đầu, được thực hiện tại Trường nội trú St George's ở bang Rhode Island, Mỹ.
Trong năm ngoái, 201 học sinh Trường nội trú St George's đã hoàn thành các khảo sát về thói quen ngủ trước và sau cuộc thử nghiệm kéo dài 9 tuần.
Tiến sỹ Judith Owens, đồng thời là bác sĩ khoa nhi tại bệnh viện Nhi Hasbro ở Rhode Island, cho biết nghiên cứu nhằm tìm ra mối liên quan giữa các thói quen ngủ và hành vi, và không định tìm ra mối liên quan đến thành tích học của các em. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã khẳng định rằng việc lùi thời gian bắt đầu buổi học rất đáng giá.
Các em học sinh ở độ tuổi mới lớn có xu hướng ngủ sâu giấc nhất gần lúc trời sáng mặc dù đó thường là lúc các em phải dậy để chuẩn bị tới trường. (Ảnh minh họa)
Nghiên cứu cho thấy việc đổi thời gian bắt đầu vào lớp của học sinh rất tốt cho việc lớn lên của các em.
Các kết quả thu được ấn tượng đến nỗi Trường nội trú St George's quyết định thay đổi lịch học vĩnh viễn. Theo đó, thời gian bắt đầu buổi học sáng được lùi lại từ 8 giờ sáng đến 8 rưỡi sáng. Tất cả các buổi học bị cắt khoảng 5 - 10 phút để ngày học không quá dài và không ảnh hưởng đến các hoạt động sau buổi học.
Các nhà nghiên cứu cho biết có một lý do dẫn đến việc tại sao chỉ 30 phút cũng làm nên sự khác biệt lớn. Lý do là các em học sinh ở độ tuổi mới lớn có xu hướng ngủ sâu giấc nhất gần lúc trời sáng mặc dù đó thường là lúc các em phải dậy để chuẩn bị tới trường. Việc bị ngưng giấc ngủ lúc này có thể khiến các em bị buồn ngủ, đặc biệt là vì các em có xu hướng khó đi ngủ trước lúc 11 giờ tối.
Xuân Vũ
TheoAP/The Straits Times