P2A

Hành trình đến ASEAN - P2A

Năm 2012, Tổ chức Hành trình đến ASEAN (Passage to ASEAN - P2A) được thành lập bởi nhóm năm trường Đại học trong khối ASEAN gồm: Đại học Rangsit (Thái Lan), Đại học Duy Tân (Việt Nam), Đại học Norton (Campuchia), Đại học Quốc gia Lào (Lào) và Viện Đào tạo Công ty Máy tính Myanmar (Myanmar) quyết định đẩy mạnh vai trò với tư cách là nhà giáo dục để giải quyết thách thức của một Cộng đồng ASEAN đầy bản sắc. Thông qua tầm nhìn về hòa bình và hợp tác của cộng đồng ASEAN, và được thúc đẩy bởi niềm tin cốt lõi rằng giáo dục định hình các quốc gia, ý tưởng về tổ chức Passage to ASEAN (P2A) được ra đời với mục tiêu hợp nhất các cơ sở giáo dục đại học ở các nước ASEAN nhằm thúc đẩy việc nâng cao nhận thức văn hóa và chất lượng lực lượng lao động trẻ. 
 
Kể từ năm 2012, thành viên của tổ chức P2A đã tăng từ 5 lên 130, với quy mô hiện tại quy tụ hơn một triệu sinh viên ở 9 quốc gia thành viên ASEAN. Tại Hội nghị Thường niên P2A lần thứ 4 năm 2015 được tổ chức tại Đà Nẵng, Việt Nam, các thành viên của tổ chức P2A đã quyết định đăng ký mạng lưới không chính thức này trở thành một tổ chức chính thức.
 
Ngày 06/01/2020, dưới sự hỗ trợ của Ban thư ký P2A hiện được điều hành bởi Đại học Duy Tân, Việt Nam, hồ sơ xin phép để P2A trở thành một tổ chức trực thuộc ASEAN đã được phê duyệt. P2A được liệt kê trong Phụ lục 2 của Hiến chương ASEAN dưới danh mục “Think Tanks and Academic Institutions” và đã được Ban thư ký ASEAN và 10 quốc gia thành viên ASEAN phê duyệt. 
 
Hành trình đến ASEAN - P2A
Lễ bế mạc chương trình P2A Hybrid Mobility in Hospitality & Tourism 2023 tổ chức trực tuyến và trực tiếp tại Đại học Duy Tân
 
Hiểu rõ về vai trò của tổ chức P2A và chủ động tham gia tích cực vào các hoạt động P2A, sinh viên Duy Tân đã có những việc làm thiết thực, góp phần xây dựng Cộng đồng ASEAN ngày càng vững mạnh hơn đồng thời mở rộng cơ hội phát triển nghề nghiệp trên trường quốc tế. P2A đã đồng hành cùng các bạn trẻ trên hành trình trải nghiệm đến các quốc gia Đông Nam Á, giúp sinh viên tăng cường hiểu biết về đời sống, văn hóa và con người của các quốc gia trong khu vực. Đây cũng cũng là cơ hội để sinh viên trau dồi khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh, mở rộng các mối quan hệ và tạo tiền đề cho khả năng làm việc trên toàn cầu trong tương lai.
 
Các hoạt động chính trong khuôn khổ P2A mà Đại học Duy Tân thường xuyên tổ chức: 
 
- Các chuyến Hành trình P2A (P2A Journey): Tổ chức cho sinh viên Duy Tân đi giao lưu tại các trường đại học trong khối ASEAN cũng như đón tiếp các đoàn sinh viên từ các trường đại học trong khối đến Đại học Duy Tân giao lưu.
 
- P2A Virtual/ Hybrid Mobility by Disciplines: Từ trong và sau đại dịch Covid-19, P2A phát triển các chương trình giao lưu trực tuyến/trực tuyến theo chuyên ngành nhằm hướng đến nhiều đối tượng sinh viên hơn. Bên cạnh đó, sinh viên tham gia chương trình đều có chuyên ngành là điểm chung, tạo cho sinh viên có môi trường giao lưu chuyên sâu hơn thông qua các dự án nhóm giữa 
 
- P2A Entrepreneurship Hackathon: Đây là chương trình được tổ chức hằng năm nhằm mục đích làm bệ phóng cho các ý tưởng đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, hướng đến cho sinh viên có môi trường cạnh tranh, phát triển nhận thức về các hoạt động khởi nghiệp hơn trong nhà trường.
 
- P2A ASEAN In One: Sự kiện P2A hàng năm được tổ chức tại Đại học Duy Tân với sự tham gia của sinh viên cả nước và sinh viên ASEAN. 
 
(Truyền Thông)
 

ĐỐI NGOẠI & HỢP TÁC QUỐC TẾ

Phòng Quan Hệ Quốc Tế
  • Địa chỉ: Phòng 701, Phòng Hợp Tác Quốc Tế
    03 Quang Trung, Đà Nẵng
    Điện thoại: 0236.3827.111 (ext 701)
Phòng Trao Đổi Sinh Viên Toàn Cầu
  • Địa chỉ: Phòng 701, Phòng Trao Đổi Sinh Viên Toàn Cầu
    03 Quang Trung, Đà Nẵng
    Điện thoại: 0236.3827.111 (ext 701)
Lên đầu trang DTU trên Google + Videos Photo gallery Liên hệ
A - Z Sitemap

Đào tạo, nghiên cứu gắn liền với khoa học và công nghệ nhằm tạo ra những sinh viên và học viên có lòng yêu nước, có phẩm chất Nhân văn mang đậm bản sắc Việt Nam, có ý thức sinh hoạt cộng đồng, có sức khỏe, tự tin, năng động, sáng tạo, có năng lực và kỹ năng toàn diện để trở thành công dân toàn cầu.