English

Thành tích

Lần đầu tiên, 2 Đại học Việt Nam lọt top 500 Thế giới

Trường ĐH Duy Tân và ĐH Tôn Đức Thắng là hai đại diện của Việt Nam có tên trong top 401-500 của Bảng xếp hạng đại học thế giới THE 2022. Đây là lần đầu tiên Việt Nam có cơ sở giáo dục lọt vào top cao như vậy.
 
Cả 2 trường đều vào top 401 – 500 do sự tăng trưởng mạnh mẽ ở các chỉ số trích dẫn.
 
Cụ thể, Trường ĐH Duy Tân có chỉ số trích dẫn đạt 100 (xếp thứ 1 thế giới), Trường ĐH Tôn Đức Thắng có chỉ số trích dẫn đạt 99,3 (xếp thứ 18 thế giới), cao hơn cả các trường đại học hàng đầu như ĐH Harvard, ĐH California,…
 
ĐH Quốc gia Hà Nội – cơ sở giáo dục từng 2 lần lọt nhóm 801 – 1.000 thế giới, năm nay xếp trong nhóm 1.001 – 1.200.
 
Ngoài ra, ĐH Quốc gia TP.HCM và Trường ĐH Bách khoa Hà Nội được xếp trong nhóm 1.201+.
 
Lần đầu tiên, 2 đại học Việt Nam lọt top 500 thế giới
2 đại học trẻ của Việt Nam lọt top 1.000 thế giới
 
Lần xếp hạng này của THE có hơn 1.600 cơ sở giáo dục đại học trên 99 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia. Đây cũng là bảng xếp hạng đại học quy mô và đa dạng nhất cho đến nay.
 
Xét về tổng thể, đây là năm thứ 6 liên tiếp ĐH Oxford đứng đầu bảng xếp hạng, tiếp theo là Viện Công nghệ California, ĐH Harvard (cùng xếp thứ 2); ĐH Stanford (xếp thứ 3) và sau đó là ĐH Cambridge.
 
Lần đầu tiên, Trung Quốc có hai đại diện lọt vào top 20, gồm ĐH Bắc Kinh và ĐH Thanh Hoa, cùng đứng vị trí thứ 16.
 
Mỹ là quốc gia có nhiều đại diện lọt vào bảng xếp hạng này nhất với 183 trường và cũng là nước có nhiều đại diện trong top 200 nhất, với 57 trường, mặc dù tỷ lệ các trường đại học trong nhóm ưu tú này đang giảm.
 
6 quốc gia mới có đại diện xuất hiện trong bảng xếp hạng năm nay gồm: Azerbaijan, Ecuador, Ethiopia, Fiji, Palestine và Tanzania.
 
Lần đầu tiên, 2 đại học Việt Nam lọt top 500 thế giới
Top 10 đại học thế giới.
 
Cũng theo bảng xếp hạng THE 2022, ĐH Harvard đứng đầu lĩnh vực giảng dạy, trong khi ĐH Oxford đứng đầu về nghiên cứu; ĐH Khoa học và Công nghệ Macau đứng đầu về triển vọng quốc tế.
 
Các tiêu chí Xếp hạng đại học thế giới 2022 vẫn được duy trì như kỳ xếp hạng 2021, theo 5 nhóm tiêu chí về hiệu suất gồm:
 
1. Giảng dạy (môi trường học tập) với trọng số tính điểm xếp hạng là 30%
 
2. Nghiên cứu (khối lượng, thu nhập và danh tiếng) với trọng số 30%
 
3. Các trích dẫn khoa học (tầm ảnh hưởng của nghiên cứu) với trọng số 30%
 
4. Triển vọng quốc tế (của nhân viên, sinh viên và nghiên cứu) với trọng số 7,5%
 
5. Thu nhập ngành (chuyển giao kiến thức) với trọng số 2,5%
 
(Nguồn:https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/2-dai-hoc-viet-nam-lot-top-1-000-dai-hoc-tot-nhat-the-gioi-nam-2022-771339.html?zarsrc=30&utm_source=zalo&utm_medium=zalo&utm_campaign=zalo&fbclid=IwAR1va9VPV-pceqjJ8IkLuuS2KQDTcKEF39ZRNihF3hsSMyKeRLjaE5-ZDU0)