English

Thành tích

Đại học Duy Tân nằm ở Vị trí dẫn đầu các Đại học Việt Nam trên bảng Xếp hạng URAP và CWUR

Hai bảng xếp hạng hàng đầu gồm URAP và CWUR đã công bố bảng xếp hạng các đại học thế giới năm 2020. Tại các bảng xếp hạng này, Đại học (ĐH) Duy Tân có vị trí rất cao trên bảng xếp hạng thế giới và nằm trong top đầu các đại học của Việt Nam.
 
Xếp thứ 2 Việt Nam và 770 thế giới trên bảng xếp hạng URAP
 
12 trường đại học của Việt Nam vào Bảng xếp hạng URAP 2020
 
Theo kết quả xếp hạng năm 2020 công bố ngày 5/12 của Tổ chức xếp hạng đại học thế giới theo thành tựu học thuật (University Ranking by Academic Performance: URAP), Việt Nam có tổng cộng 12 đại học vào bảng xếp hạng này (tăng thêm 4 trường so với bảng xếp hạng cuối năm 2019).
 
Trong Bảng xếp hạng đại học thế giới URAP 2020, trường ĐH Tôn Đức Thắng vẫn duy trì vị trí số 1 Việt Nam và đã tăng hạng lên thứ 639 thế giới. Trường ĐH Duy Tân đã vươn lên vị trí số 2 và ĐHQG Hà Nội đứng vị trí số 3 ở Việt Nam.
 
Tuy nhiên, ĐH Tôn Đức Thắng và ĐH Duy Tân là hai đại diện của Việt Nam đứng trong top 1000.
 
Trong top từ 1000 đến 2000 Việt Nam có các trường ĐH Như ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia Tp. HCM, ĐH Y Hà Nội, ĐH Bách khoa Hà Nội. Từ 2000 - 3000 có ĐH Nguyễn Tất Thành, ĐH Huế, ĐH Cần Thơ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Mỏ địa chất.
 
URAP sử dụng dữ liệu về thành tựu học thuật của tất cả các đại học do Web of Sciences thống kê để thực hiện xếp hạng. Các tiêu chí về số lượng, chất lượng công trình khoa học, chỉ số trích dẫn và ảnh hưởng khoa học... đều chiếm trọng số lớn nhất trong quá trình đo lường.
 
Hệ thống này không dùng số liệu do các đại học tự cung cấp, cũng không dựa trên kết quả bầu chọn của chuyên gia. Những điều này làm cho kết quả xếp hạng trở nên tuyệt đối khách quan xét trên phươbg diện học thuật.
 
Xếp thứ 3 Việt Nam và 1.659 thế giới trên bảng xếp hạng CWUR
 
Top 5 đại học của Việt Nam được CWUR xếp hạng năm 2021
 
Top 4 các trường đại học hàng đầu của Việt Nam trên Bảng xếp hạng các Đại học trên Thế giới (CWUR - Center of World University Rankings) năm 2021 vẫn là 4 trường luôn nằm ở vị trí dẫn đầu qua nhiều năm.
 
Các trường gồm: ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia Tp.HCM, ĐH Duy Tân và ĐH Tôn Đức Thắng. Năm 2021, có thêm một trường đại học của Việt Nam được CWUR xếp hạng là ĐH Bách khoa Hà Nội.
 
Năm 2021, thứ hạng các đại học của Việt Nam trên Bảng xếp hạng CWUR như sau:
 
1. ĐH Quốc gia Hà Nội: xếp thứ 1.266 thế giới
 
2. ĐH Tôn Đức Thắng: xếp thứ 1.426 thế giới
 
3. ĐH Duy Tân: xếp thứ 1.482 thế giới
 
4. ĐH Quốc gia TP.HCM: xếp thứ 1.619 thế giới
 
5. ĐH Bách khoa Hà Nội: xếp thứ 1.954 thế giới
 
Năm 2020, ĐH Duy Tân tăng 177 bậc, ĐH Tôn Đức Thắng tăng 176 bậc, ĐH Quốc gia Tp. HCM tăng 115 bậc, và ĐH Quốc gia Hà Nội tăng 59 bậc. ĐH Bách khoa Hà Nội được CWUR xếp hạng lần đầu năm 2021 đứng ở vị trí 1.954 thế giới.
 
3 năm liên tiếp được CWUR xếp hạng, ĐH Duy Tân luôn giữ vị trí thứ 3 trên bảng xếp hạng Bảng CWUR cho Việt Nam, tăng hạng với vị trí thứ 495 khu vực châu Á và tăng hạng trên Thế giới là từ 1.854 (năm 2019) lên 1.659 (năm 2020) lên 1.482 (năm 2021). Từ năm 2020 đến năm 2021, ĐH Duy Tân là trường đại học của Việt Nam tăng hạng cao nhất trên Bảng xếp hạng CWUR thế giới với 177 bậc và lọt vào Top 7.5% trong số 19.788 trường đại học hàng đầu thế giới.
 
CWUR (thuộc Trung tâm Xếp hạng các Đại học trên Thế giới - The Center of World University Rankings) xếp hạng 2.000 trường trên tổng số gần 25.000 trường đại học trên toàn thế giới, được xem là đơn vị xếp hạng số lượng trường đại học nhiều nhất trên thế giới.
 
Hệ thống Xếp hạng CWUR được tính theo các tiêu chí sau:
 
1. Chất lượng giáo dục (25%): dựa trên số lượng cựu sinh viên trường đã giành được những huy chương và giải thưởng quốc tế hàng đầu, tương ứng với số lượng sinh viên của trường.
 
2. Việc làm của cựu sinh viên (25%): dựa trên số lượng cựu sinh viên của trường nắm giữ các vị trí CEO (giám đốc điều hành) ở các công ty, tập đoàn hàng đầu thế giới, tương ứng với số lượng sinh viên của trường.
 
3. Chất lượng giảng viên (10%): dựa trên số lượng những học giả, nhà nghiên cứu của trường đã giành được những huy chương, huy hiệu, và giải thưởng hàng đầu thế giới.
 
4. Hiệu quảnghiên cứu (40%):
 
- Khối lượng Nghiên cứu (10%): dựa trên tổng số bài báo nghiên cứu khoa học (quốc tế);
 
- Chất lượng Xuất bản (10%): dựa trên số lượng bài báo được xuất bản trêncác tạp chí hàng đầu thế giới;
 
- Ảnh hưởng của Nghiên cứu (10%): dựa trên số lượng bài báo được xuất bản trên các tạp chí có ảnh hưởng;
 
- Lượng Trích dẫn (10%): dựa trên số lượng những bài báo được trích dẫn nhiều nhất.
12 trường đại học của Việt Nam vào Bảng xếp hạng URAP 2020
 
Trích lược tại:
 
 
(Truyền Thông)