Khoa Luật

Chuẩn Đầu ra cho Sinh viên Luật Kinh tế

Theo thông tin từ Bộ Tư pháp, từ nay đến năm 2020, ước tính chỉ riêng các chức danh liên quan đến Tư pháp, Việt Nam sẽ cần khoảng 13.000 nhân sự, 2.000 công chứng viên, 3.000 chấp hành viên… và những con số này sẽ tiếp tục tăng trong giai đoạn tới nhằm giải quyết các khúc mắc, tranh chấp,… trong hoạt động kinh doanh và sinh hoạt của người dân. Trong quá trình hội nhập, cùng với sự phát triển lớn mạnh của các tập đoàn, các doanh nghiệp là rất nhiều giao dịch diễn ra. Do đó, các doanh nghiệp đang thực sự cần nguồn nhân lực ngành Luật Kinh tế để giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động để giúp doanh nghiệp phát triển vững mạnh. Luật Kinh tế theo đó đang được đánh giá là ngành học giàu triển vọng với nhiều cơ hội việc làm.

 

ngành Luật Kinh Tế trong tương lai được xếp vào nhóm các ngành “hot nhất” của cả nước nhưng để trở thành sinh viên Luật Kinh tế, bạn phải tìm hiểu xem “Chuẩn đầu ra cho sinh viên Luật Kinh Tế” như thế nào?”. Bởi chỉ khi biết “Chuẩn đầu ra”, bạn mới có cơ sở để khẳng định xem đây có chính xác là ngành học phù hợp với năng lực bản thân của mình hay không?

 

Sinh viên Duy Tân tham gia một buổi học mô phỏng “Phiên tòa giả định”

Sinh viên Duy Tân tham gia một buổi học mô phỏng “Phiên tòa giả định”

 

I. Chuẩn đầu ra cho sinh viên Luật Kinh tế:

 

a) Kiến thức

 

- Hiểu và vận dụng được vào thực tiễn hệ thống tri thức khoa học những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng, đạo đức, giá trị văn hóa Hồ Chí Minh, những nội dung cơ bản của Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, giúp hình thành thế giới quan và phương pháp luận cho sinh viên khi tiếp cận và luận giải về các vấn đề hiện đại về nhà nước và pháp luật;

- Vận dụng các kiến thức nền tảng khoa học xã hội - nhân văn và khoa học tự nhiên vào việc giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến ngành đào tạo;

- Nắm vững các kiến thức cơ sở khối ngành và ngành; làm chủ kiến thức ngành và chuyên ngành để có thể đảm nhiệm công việc trong lĩnh vực được đào tạo; có tư duy phản biện; có kiến thức lý thuyết chuyên sâu để có thể phát triển kiến thức mới và tiếp tục nghiên cứu lên ở trình độ thạc sĩ và tiến sĩ liên quan đến lĩnh vực được đào tạo;

- Nắm vững những kiến thức lý luận, pháp lý và kiến thức thực tiễn chuyên sâu về ngành Luật nói chung và luật kinh tế nói riêng ở các cấp độ quốc gia, khu vực, quốc tế, đặc biệt là ở Việt Nam.

- Biết áp dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học pháp lý hoặc các phương pháp giảng dạy môn luật bậc đại học phục vụ cho công việc học tập, viết và bảo vệ luận văn tốt nghiệp cũng như trong các hoạt động chuyên môn về pháp luật kinh tế chuyên ngành sau khi kết thúc khóa học;

 

b) Kỹ năng:

 

Sinh viên học Luật Kinh tế sau khi tốt nghiệp phải có những kỹ năng:

 

+ Kỹ năng tư duy pháp lý: tiếp nhận vấn đề, nắm bắt nhu cầu pháp luật cần giải quyết, phân tích và tổng hợp thông tin, đánh giá chứng cứ, nhận định đúng sai theo quy định của pháp luật để có hướng giải quyết

+ Kỹ năng tư vấn pháp luật hoặc giải quyết các vụ việc có liên quan đến pháp luật về kinh tế

+ Kỹ năng nghiệp vụ trong kinh doanh thương mại

+ Kỹ năng tư vấn pháp lý trong kinh doanh

+ Kỹ năng tổ chức công việc như truy cứu, cập nhật, phân loại các văn bản pháp luật, đàm phán, soạn thảo các loại hợp đồng phục vụ hoạt động của doanh nghiệp.

+  Có kỹ năng viết và trình bày các vấn đề khoa học trong lĩnh vực pháp luật; kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp, trình bày và truyền thông;

+ Có khả năng làm việc độc lập, giải quyết công việc lôgic sáng tạo; đề xuất - Sử dụng thành thạo máy tính và một số phần mềm văn phòng thông dụng để có thể soạn thảo tài liệu; quản lý dữ liệu qua các bảng tính; trình chiếu; khai thác Internet để tìm kiếm thông tin và liên lạc qua thư điện tử; làm được trang web đơn giản.

+ Có khả năng tổ chức lưu trữ thông tin trên máy tính và sử dụng máy tính để giải quyết vấn đề thông dụng.

+ Có kỹ năng ngoại ngữ chuyên ngành ở mức độ có thể hiểu và diễn đạt bằng ngoại ngữ trong hầu hết các tình huống chuyên môn thông thường; có thể viết báo cáo liên quan đến công việc, trình bày các ý kiến và phản biện một vấn đề chuyên môn bằng ngoại ngữ.

 

c) Năng lực tự chủ và trách nhiệm

 

Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo; phát hiện, tư vấn và đề xuất sáng kiến giải quyết các vấn đề lý luận, thực tiễn phát sinh thuộc chuyên ngành đào tạo; có khả năng tự định hướng phát triển năng lực cá nhân, thích nghi với môi trường làm việc có tính cạnh tranh cao; có năng lực tự học tập, nghiên cứu tích lũy kinh nghiệm để nâng cao trình độ; có khả năng xây dựng, thẩm định kế hoạch, quản lý, điều phối hoạt động chuyên môn, phát huy trí tuệ tập thể; có khả năng nhận định, đánh giá và quyết định phương hướng phát triển nhiệm vụ, công việc được giao.

 

d) Về thái độ

 

+  Sinh viên tốt nghiệp ngành Luật Kinh tế phải là người tôn trọng luật pháp, có ý thức tôn trọng đạo đức xã hội và đạo đức nghề nghiệp, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.

+  Ý thức trách nhiệm công dân tốt, hết lòng phục vụ tổ quốc, lối sống lành mạnh phù hợp bản sắc dân tộc.

+  Phương pháp làm việc khoa học, cầu tiến không ngừng học tập nâng cao trình độ; năng động sáng tạo trong giải quyết công việc; hợp tác tốt với đồng nghiệp và cộng đồng trong công việc và cuộc sống.

 

e) Về ngoại ngữ:

 

+ Đạt trình độ ngoại ngữ chuẩn theo quy định để giao tiếp, nghiên cứu tài liệu, làm việc trong lĩnh vực Luật Kinh tế.

 

f) Cơ hội việc làm ngành Luật Kinh tế sau khi sinh viên tốt nghiệp:

 

Cơ hội việc làm của sinh viên tốt nghiệp ngành Luật Kinh tế hiện tại rất lớn. Sinh viên tốt nghiệp ngành Luật kinh tế có thể công tác tại:

 

Nhóm 1: cơ quan nhà nước, bao gồm các cơ quan bảo vệ pháp luật như Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan Công an, cơ quan Thi hành án và các cơ quan nhà nước khác ở trung ương và địa phương; làm việc tại các cơ quan Đảng và các tổ chức chính trị-xã hội; Sở Tư pháp, Phòng Kinh tế, Tòa án nhân dân các cấp, Viện Kiểm sát Nhân dân các cấp; Hội đồng Nhân dân, UBND và các cơ quan chuyên môn của UBND các cấp; Công an, Thanh tra, Thi hành án, Sở Ngoại vụ, Sở Công thương, Cục Thuế, Hải quan…

 

Nhóm 2: Làm việc cho các tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như luật sư, tư vấn viên trong các công ty, văn phòng luật, văn phòng công chứng trong và ngoài nước; chuyên viên pháp chế, tư vấn viên trong các công ty, doanh nghiệp có yêu cầu sử dụng nhân lực có chuyên môn cao về pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của ngân hàng, các tổng công ty trong và ngoài nước như:

 

+ Làm Luật sư sau khi tích luỹ đủ kinh nghiệm và có chứng chỉ theo quy định

+ Làm tại bộ phận pháp chế, bộ phận tư vấn cho tất cả các loại hình doanh nghiệp để giúp doanh nghiệp hoạt động đúng luật pháp, bảo vệ được quyền lợi của mình khi giao dịch trong và ngoài nước, xử lí các vấn đề khi xảy ra tranh chấp.

+ Làm hoặc làm công tác nghiên cứu trong các Viện Nghiên cứu về Nhà nước và Pháp luật, Viện Kinh tế... Ngoài ra sinh viên còn có thể học nâng cao trình độ, học chuyên sâu sau khi tốt nghiệp.

         

Nhóm 3: Làm việc tại các cơ sở giáo dục và đào tạo, cao đẳng, đại học, các viện nghiên cứu;

 

Nhóm 4: Làm việc cho các tổ chức phi chính phủ, liên chính phủ hoặc các tổ chức quốc tế có các hoạt động liên quan đến các vấn đề pháp luật kinh tế.

 

Đại học Duy Tân đã bắt đầu tuyển sinh ngành Luật Kinh tế từ năm 2015. Và với nhu cầu theo học ngành Luật Kinh tế nói riêng ngày càng tăng, ĐH Duy Tân tiếp tục mở rộng tuyển sinh trong năm 2018 để mang đến nhiều hơn cơ hội học tập cho các sĩ tử yêu thích ngành học này.

 

Mùa Tuyển sinh 2019, Đại học Duy Tân tiếp tục đưa ra nhiều suất Học bổng ưu đãi đặc biệt dành cho sinh viên ngành Luật Kinh tế như:

 

- Học bổng Duy Tân: trị giá từ 1.000.000 - 5.000.000 VNĐ cho những thí sinh đăng ký vào học ngành Luật Kinh tế có tổng điểm xét tuyển 3 môn từ Kỳ thi THPT Quốc gia >= Điểm trúng tuyển từ 3 đến 10 điểm.

 

- Học bổng trị giá từ 500.000 - 2.000.000 VNĐ cho những thí sinh đăng ký vào học ngành Luật Kinh tế có tổng điểm xét tuyển Học bạ THPT từ 22 điểm trở lên.

 

- Học bổng 5.000.000 đồng/Suất cho năm học đầu tiên đối với những thí sinh đoạt giải khuyến khích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, thí sinh đoạt giải khuyến khích trong cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia.

 

Môn Xét tuyển

 

TÊN NGÀNH

MÃ NGÀNH

TỔ HỢP MÔN XÉT TUYỂN

HỌC BẠ THPT

(Kết quả Lớp 12)

KẾT QUẢ THI THPT QUỐC GIA

Luật Kinh Tế

7380107

1. Toán, Lý, Hóa

1. Toán, Lý, Hóa

2. Toán, Lý, Anh

2. Văn, Sử, Địa

3. Văn, Sử, Địa

3. Văn, Toán, KHXH

4. Văn, Toán, Anh

4. Văn, Toán, Anh

 

Các bạn có thể xem thêm thông tin về đào tạo Luật - Kinh tế của ĐH Duy Tân tại đây: 

Ngành Luật Kinh tế

 

Hãy tham gia học tập ngay tại Duy Tân để trở thành những công dân ưu tú, giỏi tay nghề, kỹ năng cao, đáp ứng được nhu cầu xã hội trong thời đại mới.

 

Mọi chi tiết liên hệ Trung tâm Tuyển sinh, ĐH Duy Tân

254 Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng

Đường dây nóng: 1900.2252 - 0905.294390 - 0905.294391

Website: http://duytan.edu.vn/tuyen-sinh

Email: tuyensinh@duytan.edu.vn

THÔNG TIN KHOA LUẬT

Thông tin về khoa
  • Địa chỉ: Phòng 503, Khoa Luật, Đại Học Duy Tân, 254 Nguyễn Văn Linh, Q. Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng
    Điện thoại: 0236.3650.403 (ext 503)
    Email: khoaluatdtu@duytan.edu.vn
Thông tin tuyển sinh
  • Luật Kinh tế (Mã ngành: 7380107; Mã chuyên ngành: 609)

    Luật học (Mã ngành: 7380101; Mã chuyên ngành: 606)

    Thông tin chi tiết về Tuyển sinh Khoa Luật, xem tại website https://duytan.edu.vn/tuyen-sinh

Lên đầu trang
A - Z Sitemap

Đào tạo, nghiên cứu gắn liền với khoa học và công nghệ nhằm tạo ra những sinh viên và học viên có lòng yêu nước, có phẩm chất Nhân văn mang đậm bản sắc Việt Nam, có ý thức sinh hoạt cộng đồng, có sức khỏe, tự tin, năng động, sáng tạo, có năng lực và kỹ năng toàn diện để trở thành công dân toàn cầu.