Tin tức Tuyển sinh


Tuyển sinh 2013: Liên thông đại học sẽ hết loạn như các năm trước

edf40wrjww2ARTICLE:ARTICLE_CONTENT
Nhiều yêu cầu khắt khe hơn khi học liên thông
 
Bộ GD-ĐT vừa ban hành Thông tư quy định Đào tạo liên thông trình độ cao đẳng (CĐ), đại học (ĐH) thay thế cho các quy định trước đây. Theo đó, muốn học liên thông người học phải đáp ứng rất nhiều điều kiện để đảm bảo chất lượng.
 
Thi chung với hệ chính quy
 
Một yêu cầu quan trọng được quy định tại thông tư là việc tuyển sinh đào tạo liên thông hình thức chính quy thì thí sinh phải có đủ thời gian tích lũy kinh nghiệm, nếu không sẽ phải thi 3 môn văn hóa trong kỳ thi ĐH, CĐ chính quy như thí sinh mới tốt nghiệp trung học phổ thông. Cụ thể, quy chế quy định:
 
Người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, CĐ nghề, CĐ sau thời hạn 36 tháng kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp đến ngày nộp hồ sơ thi lên trình độ CĐ hoặc ĐH phải dự thi 3 môn gồm: một môn cơ bản, một môn cơ sở ngành và một môn chuyên ngành (hoặc thực hành nghề). Cơ sở giáo dục ĐH tự ra đề thi và xác định điểm trúng tuyển.
 
Người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, CĐ nghề, CĐ chưa đủ 36 tháng kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp đến ngày nộp hồ sơ thi lên trình độ CĐ hoặc ĐH phải dự thi tuyển các môn văn hóa, năng khiếu theo khối thi của ngành thí sinh đăng ký học liên thông trong kỳ thi tuyển sinh CĐ, ĐH chính quy do Bộ GD-ĐT tổ chức hằng năm.

tuyen sinh 2013, lien thong, lien thong dai hoc, dai hoc tai chuc, lien thong cao dang, cao dang nghe. trung cap nghe, tuyen sinh, thong tin tuyen sinh, thanh nien

Tới đây, người học phải đáp ứng rất nhiều điều kiện nếu muốn học liên thông - Ảnh: Mỹ Quyên
 
Đối với việc tuyển sinh đào tạo liên thông hình thức vừa làm vừa học được quy định: Người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, CĐ nghề, CĐ sau thời hạn 36 tháng kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp đến ngày nộp hồ sơ thi lên trình độ CĐ hoặc ĐH phải dự thi 3 môn: Một môn cơ bản, một môn cơ sở ngành và một môn chuyên ngành (hoặc thực hành nghề). Cơ sở giáo dục ĐH tự ra đề thi và xác định điểm trúng tuyển; người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, CĐ nghề, CĐ chưa đủ 36 tháng kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp tính đến ngày nộp hồ sơ thi lên trình độ CĐ hoặc ĐH phải dự thi các môn văn hóa, năng khiếu theo khối thi của ngành thí sinh đăng ký học liên thông trong kỳ thi tuyển sinh CĐ, ĐH hình thức vừa làm vừa học.
 
Bằng cấp của người dự thi phải đạt yêu cầu
 
Một trong những quy định mới của thông tư là yêu cầu khắt khe hơn đối với đối tượng dự thi liên thông. Người dự thi đào tạo liên thông phải có một trong các văn bằng sau: Bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, CĐ của các trường đã có báo cáo tự đánh giá và triển khai kiểm định chất lượng theo tiến độ do Bộ GD-ĐT quy định; bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, CĐ nghề của các trường đã có báo cáo tự đánh giá và triển khai kiểm định chất lượng theo tiến độ do Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội quy định.
 
Quy chế cũng yêu cầu: Bằng tốt nghiệp của các trường nước ngoài, trường nước ngoài hoạt động hợp pháp ở Việt Nam thì văn bằng phải được công nhận theo quy định của Bộ GD-ĐT hoặc Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội;  người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, CĐ nghề phải là người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc đã học đủ khối lượng kiến thức và thi tốt nghiệp các môn văn hóa trung học phổ thông đạt yêu cầu theo quy định của Bộ GD-ĐT.
 
Để nâng cao chất lượng đào tạo của hệ liên thông, Bộ GD-ĐT đã yêu cầu: Đào tạo liên thông chính quy phải tập trung toàn bộ thời gian tại cơ sở giáo dục ĐH được phép đào tạo liên thông để thực hiện chương trình đào tạo. Sinh viên hệ liên thông chính quy học chung, thi hết môn và thi tốt nghiệp hoặc bảo vệ luận văn tốt nghiệp, đồ án tốt nghiệp cùng với sinh viên hệ chính quy. Như vậy các trường sẽ không được phép liên kết đào tạo để cấp bằng chính quy như thời gian trước đây.
 
Bộ GD-ĐT cũng quy định: Đối với đào tạo liên thông hình thức vừa làm vừa học được thực hiện theo Quy chế đào tạo ĐH, CĐ hình thức vừa làm vừa học. Người học liên thông theo hình thức chính quy được cấp bằng tốt nghiệp chính quy; người học liên thông hình thức vừa làm vừa học được cấp bằng tốt nghiệp vừa làm vừa học.
 
Siết chặt quản lý
 
Theo quy định mới thì thủ trưởng cơ sở giáo dục ĐH quyết định đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp chuyên nghiệp lên trình độ CĐ hoặc từ trình độ CĐ lên trình độ ĐH. Đối với đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề lên trình độ đại học, từ trình độ trung cấp nghề lên trình độ CĐ, từ trình độ CĐ nghề lên trình độ ĐH thì phải do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quyết định.
 
Để kiểm soát chỉ tiêu hệ liên thông, quy chế mới quy định: Chỉ tiêu tuyển sinh liên thông chính quy nằm trong chỉ tiêu tuyển sinh hệ chính quy, chỉ tiêu tuyển sinh liên thông vừa làm vừa học nằm trong chỉ tiêu tuyển sinh vừa làm vừa học của cơ sở giáo dục ĐH. Chỉ tiêu tuyển sinh liên thông chính quy không vượt quá 20% tổng chỉ tiêu tuyển sinh chính quy hằng năm của cơ sở giáo dục ĐH. Ngoài ra, cơ sở giáo dục ĐH phải công bố công khai chỉ tiêu tuyển sinh, ngành đào tạo, hình thức đào tạo liên thông trong thông báo tuyển sinh.
 
Bộ GD-ĐT cũng quy định: Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 7.2.2013. Đối với các khóa tuyển sinh đào tạo liên thông trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực, cơ sở giáo dục ĐH thực hiện đào tạo liên thông theo quy định cũ. Bộ GD-ĐT yêu cầu: Các cơ sở giáo dục ĐH rà soát đảm bảo các điều kiện tổ chức đào tạo liên thông quy định tại thông tư mới và báo cáo Bộ GD-ĐT trước ngày 30.6.2013.
 
Theo kenhtuyensinh.vn

Duy Tân Sitemap
Đào tạo, nghiên cứu gắn liền với khoa học và công nghệ nhằm tạo ra những sinh viên và học viên có lòng yêu nước, có phẩm chất nhân văn mang đậm bản sắc Việt Nam, có ý thức sinh hoạt động cộng đồng, có sức khỏe, có năng lực và kỹ năng toàn diện, tự tin, năng động, sáng tạo và trở thành công dân khởi nghiệp mang tính toàn cầu.