Tin tức Tuyển sinh


Căng thẳng nhóm ngành kinh tế, công nghệ

edf40wrjww2ARTICLE:ARTICLE_CONTENT

Trường ĐH Luật TP.HCM cho biết tổng số hồ sơ ĐKDT của trường năm nay là 15.422 (tăng 3.341 hồ sơ so với năm 2011). Số thí sinh đăng ký thi nhờ vào trường khác đã giảm với 257 hồ sơ.

Theo ThS Lê Văn Hiển - phó trưởng phòng đào tạo nhà trường, số hồ sơ ĐKDT khối C vẫn chiếm số lượng nhiều nhất với 5.203 hồ sơ, tuy nhiên lượng hồ sơ khối C chỉ tương đương năm trước. Trong khi đó khối A và khối D1 lại tăng (khối A: 4.726, khối D1: 3.362). Khối A1 năm đầu tiên được xuất hiện trong kỳ thi của trường có 1.737 hồ sơ. Thống kê theo ngành tổng số hồ sơ ĐKDT của trường cho thấy nhóm ngành luật học chiếm nhiều nhất với 12.658 hồ sơ, ngành quản trị - luật 1.417 hồ sơ và ngành quản trị kinh doanh có 1.110 hồ sơ.

Theo số liệu thống kê của Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, tổng số hồ sơ ĐKDT năm nay của trường này là 18.989 (tăng gần 7.000 hồ sơ so với năm 2011). Trong đó, khối B tiếp tục là khối thi có lượng hồ sơ nhiều nhất khi chiếm đến 58% với 10.965 hồ sơ; khối A 6.334 hồ sơ và với 1.690 hồ sơ khối D1 có số hồ sơ ít nhất. Ngoài ra, nhà trường còn nhận được khoảng 1.000 hồ sơ đăng ký vào các ngành bậc CĐ.

Ngành công nghệ thực phẩm tiếp tục có lượng hồ sơ nhiều nhất với 8.161 hồ sơ (khối B 6.038 hồ sơ, khối A 2.123 hồ sơ). Ngành đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm chiếm vị trí thứ hai với 1.526 hồ sơ (khối B 1.130, khối A 396). Nhóm ngành kinh tế cũng chiếm lượng hồ sơ rất lớn: quản trị kinh doanh 1.525 hồ sơ, kế toán 1.232 hồ sơ và tài chính - ngân hàng 1.179 hồ sơ. Những ngành công nghệ chế biến thủy sản 957 hồ sơ, công nghệ kỹ thuật hóa học 954 hồ sơ... Trong khi đó một số ngành có ít hồ sơ gồm công nghệ chế tạo máy 123 hồ sơ, công nghệ kỹ thuật môi trường 80 hồ sơ và công nghệ kỹ thuật điện - điện tử chỉ vỏn vẹn 44 hồ sơ.

ThS Hứa Minh Tuấn, trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Tài chính - marketing, cho biết đến nay tổng số hồ sơ của trường là 32.700, tăng gần 700 hồ sơ (trong đó khối A 18.230 hồ sơ, khối D1 14.487 hồ sơ). Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của trường này, ngành quản trị kinh doanh có nhiều hồ sơ nhất, kế tiếp là các ngành tài chính ngân hàng, marketing, quản trị khách sạn...

Nhiều biến động

Trong khi đó, nhiều trường cho biết chỉ mới bắt đầu khâu kiểm tra hồ sơ ĐKDT. Theo đó, Trường ĐH Sài Gòn với gần 50.000 hồ sơ, Trường ĐH Nông lâm TP.HCM khoảng 51.600 hồ sơ (tăng gần 4.000 hồ sơ), Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM nhận 22.000 hồ sơ (tăng gần 7.000), Trường ĐH Y dược TP.HCM 23.000 (giảm 3.000 hồ sơ), Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM khoảng 6.700 hồ sơ (giảm 1.300 hồ sơ), Trường ĐH Sư phạm TP.HCM nhận 18.360 hồ sơ (tăng khoảng 500 hồ sơ). Đáng chú ý là Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM từ 82.500 hồ sơ năm 2011 năm nay đã giảm còn 45.600 hồ sơ (gần 50%).

Riêng ĐH Quốc gia TP.HCM đến hôm qua có hai trường thống kê được số hồ sơ ĐKDT theo ngành, gồm: ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Khoa học xã hội và nhân văn. Tại Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM), thống kê sơ bộ đến hôm qua nhà trường nhận được 17.944 hồ sơ, tăng khoảng 20% so với năm trước. Trong số 15 ngành đào tạo của trường, công nghệ sinh học vẫn là ngành có số hồ sơ ĐKDT nhiều nhất với 3.167 hồ sơ, kế tiếp là nhóm ngành công nghệ thông tin với 2.702 hồ sơ, ngành khoa học môi trường 2.330 hồ sơ, ngành địa chất có 1.317 hồ sơ, ngành điện tử viễn thông khoảng 600 hồ sơ... Ngành có số hồ sơ ĐKDT thấp nhất của trường là hải dương học với 313 hồ sơ. Riêng ngành kỹ thuật hạt nhân có 647 hồ sơ.

Còn Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQG TP.HCM) nhận được 12.356 hồ sơ ĐKDT (tăng 1.302 hồ sơ so với năm trước). Tổng số hồ sơ ĐKDT khối C của trường là 3.979. Ngành ngôn ngữ Anh có lượng hồ sơ nhiều nhất với 2.100 hồ sơ. Tâm lý học vẫn là một trong những ngành có nhiều hồ sơ của trường. Trong khi hầu hết các trường năm nay đang chứng kiến cảnh khối C bị “mất giá” thê thảm, nhưng ở trường này ngành báo chí và truyền thông lại có lượng hồ sơ ĐKDT khá cao với 1.240 hồ sơ (trong đó khối C 907 hồ sơ). Ba ngành học có số hồ sơ ĐKDT thấp nhất trường dưới 100 hồ sơ là ngôn ngữ Tây Ban Nha, ngôn ngữ Đức và nhân học.
 
Theo Trần Huỳnh (Tuổi trẻ)

Duy Tân Sitemap
Đào tạo, nghiên cứu gắn liền với khoa học và công nghệ nhằm tạo ra những sinh viên và học viên có lòng yêu nước, có phẩm chất nhân văn mang đậm bản sắc Việt Nam, có ý thức sinh hoạt động cộng đồng, có sức khỏe, có năng lực và kỹ năng toàn diện, tự tin, năng động, sáng tạo và trở thành công dân khởi nghiệp mang tính toàn cầu.