Trong tổng số 383 ứng viên được Hội đồng Giáo sư Nhà nước công bố đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư (GS, PGS) năm 2022, Đại học (ĐH) Duy Tân có 4 PGS được công nhận dịp này.
Theo đó, ĐH Duy Tân có nhiều nhà giáo được phong hàm PGS nhất trong khối ngoài công lập và có số lượng nhà giáo được phong hàm tương đương với ĐH Đà Nẵng năm nay là 4 PGS (với 3 tân PGS ở Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng và 1 PGS ở Trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng).
PGS.TS. Nguyễn Huy Thuần (ảnh trái) và PGS.TS. Đinh Văn Phúc của ĐH Duy Tân
ĐH Duy Tân là trường đại học có nhiều PGS nhất được phong hàm trong khối ngoài công lập năm 2022 với 4 PGS, cụ thể là:
- PGS.TS. Đinh Văn Phúc (sinh năm 1982) - ngành Hóa học,
- PGS.TS. Nguyễn Huy Thuần (sinh năm 1980) - ngành Sinh học,
- PGS.TS. Đào Vĩnh Ái (sinh năm 1977) - ngành Vật lý,
- PGS.TS. Hồ Văn Tuyến (sinh năm 1987) - ngành Vật lý.
Với 4 tân PGS vừa được phong hàm năm nay, ĐH Duy Tân hiện có 8 GS và 58 PGS.
Các tân PGS của ĐH Duy Tân đều là những nhà khoa học, giảng viên còn rất trẻ nhưng đã có nhiều công trình nghiên cứu được đánh giá cao và có ý nghĩa xã hội lớn.
Trong đó, PGS.TS. Đinh Văn Phúc (ngành Hóa học), hiện là giảng viên kiêm nghiên cứu viên thuộc Viện Nghiên cứu Khoa học Cơ bản & Ứng dụng (IFAS) của ĐH Duy Tân. Anh đã công bố được 37 bài báo khoa học, trong đó 27 bài báo khoa học được đăng tải trên các tạp chí quốc tế thuộc danh mục ISI, SCOPUS. PGS.TS. Đinh Văn Phúc đang tập trung vào một nghiên cứu rất thực tế: “Dùng vỏ bưởi xử lý nước nhiễm kim loại nặng”.
Chia sẻ về nghiên cứu này, PGS.TS. Đinh Văn Phúc cho biết: Nước nhiễm kim loại nặng tập trung chủ yếu ở khu công nghiệp hoặc khu đông dân cư ở các thành phố lớn, gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng sức khỏe người dân. Với đặc điểm không màu, không mùi nên kim loại khó bị phát hiện, trong khi giá cả/chi phí để lắp đặt và duy trì các hệ thống lọc nước là khá cao. PGS.TS. Đinh Văn Phúc mong muốn có thể đưa những phụ phẩm nông nghiệp vào giải quyết bài toán ô nhiễm nguồn nước cho người dân với mức chi phí hợp lý và tính năng dễ dàng sử dụng.
Hay PGS.TS. Nguyễn Huy Thuần (ngành Sinh học) là giảng viên kiêm nghiên cứu viên của Trung tâm Sinh học Phân tử, Trường Y-Dược (CMP) thuộc ĐH Duy Tân, đã công bố được 21 bài báo khoa học trên các tạp chí quốc tế thuộc danh mục ISI, SCOPUS. Hướng nghiên cứu của PGS.TS. Nguyễn Huy Thuần khá đặc biệt với việc tập trung vào:
- Sinh tổng hợp và chuyển hóa sinh học các hợp chất thứ cấp bằng enzyme và vi sinh vật tái tổ hợp di truyền;
- Lên men và tối ưu hóa các sản phẩm lên men;
- Tách chiết và sàng lọc các hợp chất thứ cấp có hoạt tính sinh học trên các đối tượng thực vật và vi sinh vật,
- ...
PGS.TS. Nguyễn Huy Thuần đã nhận được nhiều giải thưởng và Bằng khen như:
- Giải Nhất báo cáo khoa học tại Hội nghị Tuổi trẻ các trường Y-Dược toàn quốc do Bộ Y tế tổ chức tại Học viện Quân y năm 2014;
- Bằng khen của Trung ương Đoàn;
- ...
PGS.TS. Hồ Văn Tuyến (ảnh trên và đứng ngoài cùng bên phải) cùng nhiều nhà khoa học của ĐH Duy Tân nhận Bằng khen của UBND Tp. Đà Nẵng
PGS.TS. Hồ Văn Tuyến (ngành Vật lý) từng nhiều lần được Chủ tịch UBND Tp. Đà Nẵng trao Bằng khen vì có những bài báo khoa học xuất sắc được công bố trên các tạp chí khoa học uy tín. Anh còn nhận Giấy khen Giải Ba Nghiên cứu Khoa học năm học 2016-2017 do Hiệu trưởng ĐH Duy Tân trao tặng. Hiện anh đang công tác tại Viện Nghiên cứu & Phát triển Công nghệ Cao (IRD - Institute of Research & Development) của ĐH Duy Tân. Với các nghiên cứu liên quan đến đất hiếm và các vấn đề liên quan, cùng nhiều hướng nghiên cứu khác, PGS.TS. Hồ Văn Tuyến đã công bố 45 bài báo khoa học, trong đó 30 bài báo khoa học trên các tạp chí quốc tế có uy tín thuộc danh mục ISI, SCOPUS.
Các tân PSG. của ĐH Duy Tân đều tham gia vào nhiều hoạt động như:
- Chủ trì các đề tài Nafosted,
- Hướng dẫn đào tạo sinh viên Sau Đại học,
- Thực hiện các đề tài của quỹ nghiên cứu quốc tế,
- Tham gia viết sách,
- ...
PGS.TS. Nguyễn Huy Thuần - Trung tâm Sinh học Phân tử, chia sẻ: “Cho đến nay, tôi đã công tác tại Trung tâm Sinh học phân tử của ĐH Duy Tân được gần 9 năm. Thực tế cho thấy tại ĐH Duy Tân, các nhà nghiên cứu được nhà trường tạo điều kiện tốt về chế độ lương thưởng và đặc biệt được đầu tư thiết bị cần thiết cho hoạt động nghiên cứu. ĐH Duy Tân cũng luôn khuyến khích sự kết nối, hợp tác với các trường đại học trong và ngoài nước nhằm tạo môi trường thuận lợi nhất cho việc phát triển, mở rộng các đề tài, hướng nghiên cứu đã có. Do đó, các nhà nghiên cứu của trường có điều kiện phát triển sự nghiệp cũng như tin tưởng, gắn bó và đồng hành với ĐH Duy Tân ở hiện tại và trong tương lai.”
ĐẠI HỌC DUY TÂN
- Top 500 Đại học Tốt nhất Thế giới năm 2023 & Top 100 Đại học Tốt nhất Châu Á năm 2022 theo Bảng xếp hạng Times Higher Education (THE);
- Top 210 Đại học Tốt nhất Châu Á năm 2022 & Top 801-1000 Đại học Tốt nhất Thế giới năm 2023 theo QS Rankings;
- Trường đạt kiểm định ABET của Mỹ cho khối ngành Công nghệ Thông tin, Điện-Điện tử;
- Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt kiểm định UNWTO TedQual cho khối ngành Du lịch;
- Theo Bảng xếp hạng Times Higher Education (THE) năm 2023:
Lĩnh vực Khoa học Máy tính thuộc Top 251-300 Thế giới;
Lĩnh vực Kỹ thuật Công nghệ thuộc Top 251-300 Thế giới;
Lĩnh vực Kinh doanh & Kinh tế thuộc Top 301-400 Thế giới;
Lĩnh vực Y tế, Sức khỏe thuộc Top 176-200 Thế giới;
|
(Nguồn:https://tienphong.vn/dh-duy-tan-co-them-4-pho-giao-su-nam-2022-nhieu-nhat-trong-khoi-ngoai-cong-lap-post1491206.tpo)