Công nghiệp 4.0 đang ảnh hưởng không ngừng đến sự phát triển của thành phố Đà Nẵng. Thành phố thông minh với nền kinh tế dựa trên các hệ thống thông minh chính là tương lai của Đà Nẵng. Do vậy, chuyên ngành Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa phục vụ cho nhu cầu nguồn nhân lực của hiện tại và tương lai. Đây là ngành học dành cho các sinh viên có đam mê tự động hóa, robot, thích lập trình điều khiển, thích chế tạo các thiết bị thông minh phục vụ cho nhu cầu con người.
Thời gian Đào tạo:
4.5 năm
Chương trình Đào tạo
Chương trình đào tạo chuyên ngành Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa do các cán bộ, giảng viên của Đại học Duy Tân biên soạn, dựa trên cơ sở tham khảo:
- Chương trình đào tạo Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa trình độ đại học của Trường Đại học Giao thông Hà Nội.
- Chương trình đào tạo Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa trình độ đại học của Đại học Purdue Hoa Kỳ.
- Chương trình đào tạo Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa trình độ đại học của Trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng.
Khối lượng chương trình bao gồm: 154 tín chỉ. Trong đó, khối kiến thức đại cương là 68 tín chỉ (chưa tính Giáo dục thể chất, Giáo dục Quốc phòng - An ninh), kiến thức đại cương ngành (khối ngành và ngành) là 40 tín chỉ, kiến thức chuyên ngành 42 tín chỉ, đồ án tốt nghiệp và thực tập tốt nghiệp là 4 tín chỉ.
Sinh viên ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa sẽ được trang bị kiến thức chuyên ngành như: Điện Công nghiệp, Ngắt mạch và Bảo vệ Rơ-le trong Hệ thống Điện, Kỹ thuật Đo lường và Cảm biến, Truyền Động điện, Mô Hình hóa và Mô phỏng Hệ thống Điều khiển, Điều khiển Logic và PLC (Programmable Logic Control), Tự động hóa quá trình sản xuất FMS & CNC, Kỹ thuật điều khiển, Mạng Truyền thông Công nghiệp SCADA (Supervisory control And Data Acquisition), Điều Khiển số, Robot Công nghiệp…
Kỹ năng Nghề nghiệp
Giúp sinh viên nắm vững các kiến thức từ cơ bản đến nâng cao và được thực hành trên các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, nhằm cung cấp cho xã hội các kỹ sư đạt chuẩn quốc tế với các khả năng sau:
- Có khả năng thiết kế, xây dựng, vận hành, sử dụng và bảo trì các thiết bị điện, điện tử;
- Có khả năng sử dụng thành thạo lập trình , điều khiển, chế tạo , khai thác các thiết bị Tự động hoá , hệ thống thông minh, các hệ thống mạng truyền thông công nghiệp;
- Có khả năng lập trình tự động hóa các dây chuyền sản xuất công nghiệp, điều khiển điện tử công suất và truyền động điện,…
Cơ hội Việc làm
Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa, các tân kỹ sư có cơ hội trở thành Kỹ sư thiết kế, vận hành, bảo trì kỹ thuật các dây chuyền sản xuất hiện đại trong công nghiệp như dây chuyền sản xuất tự động, tự động hóa phục vụ hàng không, nhà máy điện, các nhà máy chế biến thực phẩm, dây chuyền sản xuất vật liệu xây dựng, dây chuyển sản xuất giấy,… hay Chuyên viên tư vấn, thiết kế, phân tích mô phỏng hoặc cán bộ quản lý kỹ thuật tại các nhà máy, tập đoàn, công ty thương mại dịch vụ kỹ thuật điều khiển tự động hóa.