Lĩnh vực Năng lượng và Môi trường là các lĩnh vực thuộc danh mục được ưu tiên nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, đẩy mạnh phát triển để chủ động tham gia cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0. Đà Nẵng là một thành phố du lịch, do đó, việc đầu tư phát triển ngành Kỹ thuật điện thuộc lĩnh vực Năng lượng là vấn đề ưu tiên hàng đầu. Kỹ thuật điện là ngành học đào tạo nguồn nhân lực thiết kế, vận hành, bảo dưỡng các nhà máy điện và truyền tải điện, đặc biệt là các nhà máy điện gió, điện mặt trời, điện từ rác thải.
Thời gian Đào tạo
4,5 năm
Chương trình Đào tạo
Chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Kỹ thuật điện để cung cấp cho xã hội những kỹ sư phục vụ công tác thiết kế, chế tạo, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa các nhà máy điện, trang thiết bị điện nhằm đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực cho sự phát triển của lĩnh vực năng lượng điện nói riêng và phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế nói chung. Chương trình đào tạo ngành học này là sự giao thoa giữa Hệ thống điện và Năng lượng tái tạo, chỉ có một số ít trường đào tạo ở Đà Nẵng.
Tại Đại học Duy Tân, nội dung chương trình ngành Kỹ thuật điện đã được biên soạn, trên cơ sở tham khảo:
- Chương trình đào tạo Kỹ thuật điện trình độ đại học của Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia T.p Hồ Chí Minh).
- Chương trình đào tạo Kỹ thuật điện trình độ đại học của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
- Chương trình đào tạo Kỹ thuật điện trình độ đại học của Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên.
- Chương trình đào tạo Kỹ thuật điện trình độ đại học của Đại học Purdue (Hoa Kỳ).
Khối lượng chương trình bao gồm 151 tín chỉ (không tính Giáo dục thể chất, Giáo dục Quốc phòng - An Ninh). Trong đó, khối kiến thức đại cương là 67 tín chỉ, kiến thức đại cương ngành là 34 tín chỉ, kiến thức chuyên ngành 46 tín chỉ, thực tập và đồ án tốt nghiệp là 4 tín chỉ.
Kỹ năng Nghề nghiệp
Giúp sinh viên nắm vững các kiến thức từ cơ bản đến nâng cao và được thực hành trên các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, nhằm cung cấp cho xã hội các kỹ sư Kỹ thuật điện đạt chuẩn quốc tế với các khả năng sau:
- Có khả năng vận hành nhà máy và hệ thống điện; nhà máy điện và trạm biến áp, hệ thống cung cấp điện, các cách thức vận hành và lắp đặt cho các hệ truyền động, kỹ thuật thiết kế chiếu sáng.
- Phân tích, thiết kế và thi công các hệ thống nhúng và vi mạch, các hệ thống Điện.
- Xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch về việc thiết kế và vận hành hệ thống điện trong nhà máy; dự toán kinh phí, nhân lực, thời gian thực hiện,…
- Tổ chức và triển khai bảo trì, sửa chữa, cải tiến, nâng cấp và giám sát các hệ thống Điện
Cơ hội Việc làm
Sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật điện, các tân Kỹ sư có thể làm việc trong tất cả các nhà máy thủy điện, nhiệt điện, điện gió, điện mặt trời, trung tâm điều độ, vận hành hệ thống điện của nhà máy, khu công nghiệp, tòa nhà cao tầng,… Một số vị trí các bạn có thể đảm nhận như:
- Kỹ sư thiết kế bộ phận
- Kỹ sư nghiên cứu
- Kỹ sư thiết kế
- Kỹ sư quản lý
- Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ngành Kỹ thuật điện tại các viện nghiên cứu, các cơ sở giáo dục đào tạo.
- …