CHƯƠNG TRÌNH QUỐC TẾ


CMU - Chương trình Công Nghệ Thông tin số 1 đến từ Mỹ

(03/01/2023)

Trong những năm gần đây, nâng cao chất lượng đào tạo là một trong những vấn đề then chốt của giáo dục Việt Nam. Nhiều hội nghị, hội thảo đã được tổ chức để tìm ra giải pháp và con đường đi lên cho nền giáo dục. Một trong những giải pháp được xem là hiệu quả và có tính khả thi hơn cả chính là sự tăng cường hợp tác quốc tế. Ngay từ khi mới thành lập, vấn đề hợp tác quốc tế đã được đưa vào sứ mạng và trở thành mục tiêu chiến lược trong suốt quá trình phát triển của Đại học Duy Tân. Năm 2008-2009 được xem là năm ghi nhận sự đột phá về hợp tác quốc tế của Đại học Duy Tân  khi cùng với các thành viên của SEG (Liên hiệp các trường Đại học và Doanh nghiệp đào tạo CNTT Việt Nam), Đại học Duy Tân chính thức hợp tác chương trình chuyển giao công nghệ của Carnegie Mellon University (CMU) - Đại học danh tiếng bậc nhất Mỹ về Đào tạo Công nghệ Thông tin.

 

Đại học Carnegie Mellon được thành lập vào năm 1967 trên cơ sở sát nhập hai học viện danh tiếng là Học viện Kỹ thuật Carnegie (do vua thép Andrew Carnegie thành lập năm 1900) và Học viện Nghiên cứu Tài Chính-Công Nghiệp Mellon (do Andrew Mellon, chủ hệ thống ngân hàng Mellon thành lập năm 1913). Đại học CMU được xếp vào một trong những trường danh tiếng nhất của Mỹ với 18 học giả đạt giải Nobel xuyên suốt lịch sử trường. Đáng chú ý, Carnegie Mellon luôn là đại học số 1 của Mỹ về Công nghệ Thông tin với xếp hạng số một cho Khoa học Máy tính và Hệ thống thông tin, và số hai cho Kỹ nghệ Máy tính ở bậc đại học (theo bảng xếp hạng của U.S. News năm 2007-2008). Thế mạnh về Công nghệ Thông tin của CMU dựa trên lực lượng các nhà khoa học làm việc trong Viện Công nghệ Phần mềm (SEI) và Cục Phòng vệ An Ninh Mạng (CERT) của Bộ Quốc phòng và Chính phủ Mỹ, vốn được đặt ngay trong trường. Có đến 7 nhà khoa học của CMU từng đạt giải thưởng ACM Turing, là giải thưởng cao nhất cho Khoa học Máy tính (tương đương Nobel cho các ngành khoa học khác). Bên cạnh đó, CMU còn nhận được sự hậu thuẫn không ngừng của các hãng tin học và viễn thông lớn trên thế giới. Intel, Apple, Google, và Boeing đều có lab nghiên cứu trong trường, và trong năm 2005, Microsoft đã chi hơn 20 triệu USD để xây dựng một tòa nhà mới cho trường Khoa học Máy tính của CMU.

 

Năm học 2022-2023, trường Duy Tân tiếp tục tuyển sinh chương trình CNTT được xây dựng dựa trên chương trình chuyển giao công nghệ của CMU ở các chuyên ngành:

TT

Ngành học

Mã ngành/

Chuyên ngành

Thí sinh chọn 1 trong 4 tổ hợp môn

để xét tuyển

Xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia

Xét tuyển kết quả

học bạ năm lớp 12

1

Ngành Kỹ thuật phần mềm có chuyên ngành:

7480103

1.Toán, Lý, Hoá (A00)

2.Toán, KHTN, Văn (A16)

3.Toán, Lý, Anh (A01)

4.Văn, Toán, Anh (D01)

1.Toán, Lý, Hoá (A00)

2. Văn, Toán, Lý (C01)

3. Văn, Toán, Hoá (C02)

4. Văn, Toán, Anh (D01)

Công nghệ Phần mềm chuẩn CMU

102(CMU)

2

Ngành An toàn Thông tin có chuyên ngành:

7480202

1.Toán, Lý, Hoá (A00)

2.Toán, KHTN, Văn (A16)

3.Toán, Lý, Anh (A01)

4.Văn, Toán, Anh (D01)

1.Toán, Lý, Hoá (A00)

2. Văn, Toán, Lý (C01)

3. Văn, Toán, Hoá (C02)

4. Văn, Toán, Anh (D01)

An ninh Mạng chuẩn CMU

116(CMU)

3

Ngành Hệ thống Thông tin Quản lý có chuyên ngành:

7340405

1.Toán, Lý, Hoá (A00)

2.Toán, KHTN, Văn (A16)

3.Văn, Toán, Lý (C01)

4.Văn, Toán, Anh (D01)

1.Toán, Lý, Hoá (A00)

2. Văn, Toán, Lý (C01)

3. Văn, Toán, Hoá (C02)

4. Văn, Toán, Anh (D01)

Hệ thống Thông tin Quản lý chuẩn CMU

410(CMU)

 

Sinh viên tham gia chương trình chất lượng cao này sẽ được học tập dưới sự hướng dẫn của các giảng viên tinh nhuệ nhất tại Đại học Duy Tân. Đây là đội ngũ đã được đào tạo trực tiếp tại CMU về chuyên môn cũng như kỹ năng giảng dạy. Ngoài ra, Đại học Duy Tân còn mời các giáo sư nổi tiếng tại CMU đến giảng dạy cho sinh viên ở một số môn chuyên ngành. Sinh viên CNTT thuộc chương trình chuyển giao công nghệ CMU sẽ được tiếp cận với những tài liệu và phương pháp đào tạo tin học hiện đại nhất thế giới hiện nay. Điểm đặc biệt của chương trình CNTT của Duy Tân được xây dựng dựa trên chương trình hợp tác chuyển giao công nghệ của Đại học Carnegie Mellon (CMU) là 30.000.000 VNĐ cho một năm học. Kết thúc khóa học, sinh viên được nhận từ 18 đến 22 chứng chỉ hoàn tất môn học có giá trị quốc tế của Đại học Carnegie Mellon. Sinh viên năm 1 và 2 trong chương trình có thể chuyển sang học tiếp Cử nhân Công nghệ Thông tin ở Seattle University hoặc học Thạc sĩ Công nghệ Thông tin ở Carnegie Mellon sau khi đã tốt nghiệp đại học ở Việt Nam. Có thể nói việc hợp tác chương trình chuyển giao công nghệ với CMU đã đánh dấu một bước ngoặc lớn trong tiến trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và đạt chuẩn quốc tế tại Đại học Duy Tân. 

 

Các sinh viên muốn theo học chương trình CNTT của Duy Tân được xây dựng dựa trên chương trình chuyển giao công nghệ của Đại học Carnegie Mellon (CMU) cần trải qua kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2023 của Bộ GD&ĐT hoặc xét tuyển bằng kết quả học bạ THPT và một kỳ thi sơ tuyển do Đại học Duy Tân tổ chức. Đại học Duy Tân sẽ tổ chức đợt sơ tuyển dự kiến: ngày 26/07/2023

 

Đăng ký thi sơ tuyển tại https://duytan.edu.vn/tuyen-sinh/dangkytructuyen/

 

Sinh viên chỉ cần tham gia và vượt qua 1 trong 2 đợt thi và có điểm thi đại học bằng với điểm chuẩn do Đại học Duy Tân quy định là trúng tuyển vào chương trình CNTT của Duy Tân được xây dựng dựa trên chương trình chuyển giao công nghệ của Đại học Carnegie Mellon (CMU) tại Đại học Duy Tân.

 

Thông tin về Thi thử Sơ tuyển Xem TẠI ĐÂY

Duy Tân Sitemap
Đào tạo, nghiên cứu gắn liền với khoa học và công nghệ nhằm tạo ra những sinh viên và học viên có lòng yêu nước, có phẩm chất nhân văn mang đậm bản sắc Việt Nam, có ý thức sinh hoạt động cộng đồng, có sức khỏe, có năng lực và kỹ năng toàn diện, tự tin, năng động, sáng tạo và trở thành công dân khởi nghiệp mang tính toàn cầu.