SAU ĐẠI HỌC


Thông báo tuyển sinh Sau Đại học đợt 1 năm 2014 (có thay đổi)

(15/01/2014)

THÔNG BÁO TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC ĐỢT 1 - 2014

                                                           

Căn cứ Thông tư số 10/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 02 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành “Quy chế Đào tạo trình độ thạc sĩ”; Thông tư số 10/2009/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 05 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành “Quy chế Đào tạo trình độ tiến sĩ”, Thông tư số 05/2012/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 02 năm 2012 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ ban hành kèm theo Thông tư số 10/2009/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Duy Tân thông báo tuyển sinh sau đại học tháng 04 năm 2014 như sau:

 

I. TUYỂN SINH TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ
 

1. Chuyên ngành tuyển sinh

-  Quản trị Kinh doanh                                                     Mã ngành: 60.34.01.02

-  Kế toán                                                                      Mã ngành: 60.34.03.01

-  Khoa học Máy tính                                                      Mã ngành: 60.48.01.01

-  Kỹ thuật Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp                 Mã ngành: 60.58.02.08
 

2. Hình thức và thời gian đào tạo

- Hình thức đào tạo tập trung: Thời gian đào tạo là 2 năm, học ngoài giờ hành chính.
 

3. Hình thức tuyển sinh

a) Chuyên ngành Quản trị kinh doanh

Tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ thông qua hình thức thi tuyển, thí sinh sẽ tham gia các môn thi tuyển sinh:

-  Môn ngoại ngữ: Tiếng Anh dạng thức B1 Khung Châu Âu (rút gọn).

-  Môn cơ bản: Toán kinh tế (gồm: Xác suất thống kê và Quy hoạch tuyến tính).

-  Môn cơ sở: Kinh tế vi mô

b) Chuyên ngành Kế toán

Tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ thông qua hình thức thi tuyển, thí sinh sẽ tham gia các môn thi tuyển sinh:

-  Môn ngoại ngữ: Tiếng Anh dạng thức B1 Khung Châu Âu (rút gọn).

-  Môn cơ bản: Toán kinh tế (gồm: Xác suất thống kê và Quy hoạch tuyến tính).

-  Môn cơ sở: Nguyên lý kế toán

c) Chuyên ngành Khoa học máy tính

Tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ thông qua thi tuyển, thí sinh sẽ tham gia các môn thi tuyển sinh:

-  Môn ngoại ngữ: Tiếng Anh dạng thức B1 Khung Châu Âu (rút gọn).

-  Môn cơ bản: Toán rời rạc

-  Môn cơ sở: Cơ sở lập trình

d) Chuyên ngành Kỹ thuật XDDD và CN

-  Môn ngoại ngữ: Tiếng Anh dạng thức B1 Khung Châu Âu (rút gọn).

-  Môn cơ bản: Toán cao cấp A

-  Môn thi cơ sở: Sức bền vật liệu
 

4. Điều kiện dự thi

 Điều kiện dự thi đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Quản trị Kinh doanh 

- Các ngành không cần học chuyển đổi: Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành Quản trị kinh doanh của các trường đại học;

- Thí sinh các chuyên ngành thuộc lĩnh vực Kinh tế như: Kế toán, Tài chính ngân hàng, Ngoại thương, Kinh tế đối ngoại, Kinh tế học, Quản lý công nghiệp, Kinh tế xây dựng, Kinh tế thương nghiệp, Thống kê, Hệ thống thông tin kinh tế… phải học chuyển đổi 3 học phần: Tiếp thị căn bản, Quản trị tài chính, Quản trị chiến lược.

Điều kiện dự thi đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Kế toán 

- Các ngành không cần học chuyển đổi: Kế toán- Kiểm toán, Kế toán doanh nghiệp, Kiểm toán

- Thí sinh các chuyên ngành thuộc lĩnh vực Kinh tế như: Tài chính ngân hàng, Ngoại thương, Kinh tế đối ngoại, Kinh tế học, Quản lý công nghiệp, Kinh tế xây dựng, Kinh tế thương nghiệp, Thống kê, Hệ thống thông tin kinh tế… phải học chuyển đổi 3 học phần sau: Phân tích hoạt động kinh doanh, Kế toán quản trị, Kế toán tài chính.

 Điều kiện dự thi đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Khoa học máy tính

- Các ngành không cần học chuyển đổi: Công nghệ thông tin, Kỹ thuật mạng, Mạng máy tính và Truyền thông, Công nghệ phần mềm, Tin học, Hệ thống thông tin, Kỹ thuật máy tính, Sư phạm Tin học, Khoa học máy tính.

- Thí sinh các ngành gần như Điện tử- Viễn thông, Toán Tin, Lý Tin, Toán học, Vật lý, Cơ điện tử, Điện- Điện tử, Tin học Kinh tế phải học chuyển đổi 3 học phần sau: Cơ sở dữ liệu, Cấu trúc dữ liệu và giải thuật, Mạng máy tính.

Điều kiện dự thi đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Kỹ thuật XDDD và CN

- Các ngành không cần học chuyển đổi: Xây dựng dân dụng và công nghiệp.

- Các ngành gần như Kỹ thuật xây dựng công trình thuỷ, Kỹ thuật xây dựng công trình ngầm, Kỹ thuật xây dựng công trình đặc biệt, Kỹ thuật cơ sở hạ tầng, Kỹ thuật tài nguyên nước, Quản lý xây dựng, Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông … phải học chuyển đổi 3 học phần sau: Kết cấu nhà Bê tông cốt thép, Kết cấu nhà thép, Kỹ Thuật thi công công trình DD và CN.

 

II. TUYỂN SINH TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ
 

1.   Chuyên ngành:

- Quản trị Kinh doanh, mã số: 62.34.01.02

- Khoa học Máy tính, mã số: 62.48.01.01
 

2.  Hình thức và thời gian đào tạo:

a) Thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ đối với người có bằng thạc sĩ là 3 năm tập trung liên tục

b) Trường hợp nghiên cứu sinh không theo học tập trung được thì nghiên cứu sinh phải có tổng thời gian học và nghiên cứu 4 năm, trong đó có ít nhất 12 tháng tập trung liên tục tại Trường để thực hiện đề tài nghiên cứu.
 
3. Hình thức tuyển sinh: Tuyển sinh nghiên cứu sinh thông qua hình thức xét tuyển.
 

4. Điều kiện dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ

Người dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ cần thỏa mãn các điều kiện sau:
a) Về văn bằng:
Đối với ngành Quản trị Kinh doanh:
Có bằng thạc sĩ chuyên ngành Quản trị Kinh doanh
- Có bằng thạc sĩ chuyên ngành gần với chuyên ngành Quản trị kinh doanh (trình độ thạc sĩ) bao gồm các chuyên ngành: Kinh doanh quốc tế, Quản lý kinh tế, Thương mại, Kinh tế phát triển, Tài chính, Tài chính doanh nghiệp, Tài chính và Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán, Kế toán kiểm toán, Quản lý và phân tích thông tin kinh tế, Quản lý nguồn nhân lực, Quản trị dự án, Quản trị chiến lược, Quản trị marketing, Quản trị tài chính, Quản trị tác nghiệp. Trong trường hợp này người trúng tuyển phải học bổ sung các môn học cần thiết của bậc học thạc sĩ chuyên ngành đúng.
Đối với ngành Khoa học Máy tính:

- Có bằng thạc sĩ phù hợp với chuyên ngành Khoa học Máy tính ( là những hướng đào tạo thuộc ngành Khoa học máy tính, các chuyên ngành thuộc nhóm ngành Máy tính ( 60.48.01 ) như Khoa học máy tính, Hệ thống thông tin, Kỹ thuật phần mềm).

- Có bằng thạc sĩ chuyên ngành gần với chuyên ngành Khoa học máy tính (các chuyên ngành Đảm bảo Toán học cho máy tính và hệ thống tính toán, Toán Tin ứng dụng; Sư phạm kỹ thuật CNTT của chương trình đào tạo thạc sỹ các trường khác ). Trong trường hợp này người trúng tuyển phải học bổ sung các môn học cần thiết của bậc học thạc sĩ chuyên ngành đúng.

b) Điều kiện thâm niên công tác:

Điều kiện thâm niên công tác: người dự tuyển cần có ít nhất một năm làm việc chuyên môn trong lĩnh vực của chuyên ngành đăng kí dự tuyển (tính từ ngày ký quyết định công nhận tốt nghiệp thạc sỹ đến ngày nộp hồ sơ).

c) Có một bài luận về dự định nghiên cứu, trong đó trình bày rõ ràng đề tài hoặc lĩnh vực nghiên cứu, lý do lựa chọn lĩnh vực nghiên cứu, mục tiêu và mong muốn đạt được, lý do lựa chọn cơ sở đào tạo; kế hoạch thực hiện trong từng thời kỳ của thời gian đào tạo; những kinh nghiệm, kiến thức, sự hiểu biết cũng như những chuẩn bị của thí sinh trong vấn đề hay lĩnh vực dự định nghiên cứu; dự kiến việc làm sau khi tốt nghiệp; đề xuất người hướng dẫn.

d) Có hai thư giới thiệu của hai nhà khoa học có chức danh khoa học giáo sư, phó giáo sư hoặc học vị tiến sĩ cùng chuyên ngành; hoặc một thư giới thiệu của một nhà khoa học có chức danh khoa học hoặc học vị tiến sĩ cùng chuyên ngành và một thư giới thiệu của thủ trưởng đơn vị công tác của thí sinh.

Những người giới thiệu này cần có ít nhất 6 tháng công tác hoặc cùng hoạt động chuyên môn với thí sinh. Thư giới thiệu phải có những nhận xét, đánh giá về năng lực và phẩm chất của người dự tuyển.

e) Về trình độ ngoại ngữ: người dự tuyển phải có một trong các chứng chỉ hoặc văn bằng tiếng Anh sau đây:

- Chứng chỉ trình độ tiếng Anh tương đương cấp độ B1 hoặc bậc 3/6 trở lên theo Khung tham khảo Châu Âu chung về ngoại ngữ, trong thời hạn 2 năm tính đến ngày dự tuyển nghiên cứu sinh, do một trung tâm khảo thí quốc tế có thẩm quyền hoặc một trường đại học trong nước đào tạo ngành ngoại ngữ tương ứng trình độ đại học cấp theo khung năng lực tương đương cấp độ B1;

Bảng tham chiếu quy đổi một số chứng chỉ ngoại ngữ tương đương cấp độ B1 khung Châu Âu theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng thạc sĩ được đào tạo ở nước ngoài sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh;

- Bằng tốt nghiệp đại học ngành tiếng Anh.

f) Được cơ quan quản lý nhân sự (nếu là người đã có việc làm), hoặc trường học nơi học viên vừa tốt nghiệp giới thiệu dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ. Đối với người chưa có việc làm cần được địa phương nơi cư trú xác nhận nhân thân tốt và hiện không vi phạm pháp luật.

g) Cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với quá trình đào tạo theo quy định của cơ sở đào tạo (đóng học phí; hoàn trả kinh phí với nơi đã cấp cho quá trình đào tạo nếu không hoàn thành luận án tiến sĩ).

Lưu ý về văn bằng của các thí sinh dự thi cao học, dự tuyển nghiên cứu sinh:

Đối với thí sinh có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sỹ do trường đại học nước ngoài cấp, bằng tốt nghiệp đại học các chương trình liên kết của trường đại học Việt Nam với nước ngoài nhưng chưa có văn bản công nhận của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng theo Thông tư số 77-2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Quy định về trình tự, thủ tục công nhận văn bằng của cơ sở Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp sẽ do Ban xét hồ sơ xem xét và quyết định.
 
III. Đối tượng và chính sách ưu tiên tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ
 

1. Đối tượng

a) Ng­ười có thời gian công tác hai năm liên tục trở lên (tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký dự thi) tại các xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn ở các địa phương thuộc miền núi, vùng cao, vùng sâu, hải đảo (trong trường hợp này thí sinh phải có quyết định tiếp nhận công tác hoặc biệt phái công tác của cấp có thẩm quyền);

b) Th­ương binh, bệnh binh có giấy chứng nhận;

c) Con liệt sĩ;

d) Anh hùng lực lư­ợng vũ trang, anh hùng lao động, người có công với cách mạng;

đ) Ng­ười dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

e) Con nạn nhân chất độc màu da cam;
 

2. Chính sách ưu tiên

a) Người dự thi thuộc đối tượng ưu tiên được cộng một điểm vào kết quả thi (thang điểm 10) cho môn cơ bản;

b) Người thuộc nhiều đối tượng ưu tiên chỉ được hưởng chế độ ưu tiên của một đối tượng.
 

IV. Hồ sơ tuyển sinh cao học và dự tuyển nghiên cứu sinh:

- Thời gian phát hành: Từ ngày 25/12/2013 đến ngày 24/03/2014

- Địa điểm phát hành và nhận hồ sơ: Trung tâm Tuyển sinh, Đại học Duy Tân (182 Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng)
 

V. Thời gian nhận hồ sơ và thi tuyển sinh

- Thời gian nhận hồ sơ: Từ ngày 06/01/2014 đến ngày 24/03/2014 ( buổi sáng từ 7h00 -11h30, buổi chiều từ 13h00 - 17h00 ). Đối với thí sinh ngành gần hạn cuối nộp hồ sơ là 06/03/2014.

- Học chuyển đổi và ôn thi: Từ 06/03-15/04/2014

- Thi tuyển sinh: Ngày 10/05 và 11/05/2014 (dự kiến xét tuyển NCS ngày 11/05/2014)
 

VI. Liên hệ

- Trung tâm Tuyển sinh, Trường Đại học Duy Tân, 182 Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng

-  Khoa Sau Đại học, Trường Đại học Duy Tân, 182 Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng

-  Điện thoại: (0511)3653561, 3650403, 3652608

-  Hotline: 0905294390 - 0905294391 - 0905155544

-  Website : http://tuyensinh.duytan.edu.vn; http://sdh.duytan.edu.vn

Duy Tân Sitemap
Đào tạo, nghiên cứu gắn liền với khoa học và công nghệ nhằm tạo ra những sinh viên và học viên có lòng yêu nước, có phẩm chất nhân văn mang đậm bản sắc Việt Nam, có ý thức sinh hoạt động cộng đồng, có sức khỏe, có năng lực và kỹ năng toàn diện, tự tin, năng động, sáng tạo và trở thành công dân khởi nghiệp mang tính toàn cầu.