“Lên đời” đại học
edf40wrjww2ARTICLE:ARTICLE_CONTENT
Các sinh viên này đều
thuộc diện dưới điểm sàn (CĐ, ĐH) 1 điểm đã đăng ký xét tuyển học TCCN hoặc CĐ.
Ngay sau khi Bộ GD-ĐT công bố chính sách đặc thù trong tuyển sinh ĐH, CĐ cho
các tỉnh, thành phố thuộc khu vực Tây Bắc, Tây nguyên và Tây Nam bộ, nhiều sinh
viên, học sinh tưởng đã không còn cơ hội học ĐH, CĐ năm nay đã mang hồ sơ đến
các trường để đăng ký học.
Chiều 29/10, hàng chục
thí sinh đến Trường ĐH Tiền Giang nộp hồ sơ nhập học. Bạn Phan Cẩm Tú (TP Mỹ
Tho, Tiền Giang) cho biết đang chuẩn bị ôn thi cho kỳ thi năm sau, nhưng giờ
biết mình đậu nên rất vui.
“Hay tin là em đi nộp hồ
sơ liền, không phải chờ đợi kỳ thi năm sau nữa” - Tú nói. Còn bạn Huỳnh Thanh
Liêm (huyện Châu Thành, Tiền Giang) cho biết đã dự thi vào ngành công nghệ
thông tin của trường đạt 8 điểm (khối A) không trúng tuyển nguyện vọng 1, nhưng
giờ thì đã trúng tuyển. “Nghe tin là em đi đăng ký nhập học liền” - Liêm nói.
Những
thí sinh vừa trúng tuyển vào Trường ĐH Tiền Giang làm thủ tục nhập học chiều
29/10 - Ảnh: Thúy Hằng
Kẻ
mừng - người khóc
Ông Phạm Thái Sơn,
phó trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, cho biết ngay
sau khi Bộ GD-ĐT công bố chính sách đặc thù này, hàng trăm tân sinh viên đang
theo học bậc CĐ, CĐ nghề của trường đã đến hỏi thủ tục xin rút lại hồ sơ. “Nhà
trường đã giải quyết cho khoảng 120 sinh viên được rút hồ sơ và trả lại học
phí. Tuy nhiên đến ngày 26/10 chúng tôi không cho rút nữa vì các lớp đã dần đi
vào ổn định. Ngoài ra mấy ngày qua trường cũng đã cấp lại giấy chứng nhận kết
quả thi cho hơn 20 thí sinh thuộc các tỉnh Tây Nam bộ” - ông Sơn chia sẻ.
Tại Trường ĐH Tiền
Giang, thông báo tuyển bổ sung sáu ngành học bậc ĐH, 16 ngành học bậc CĐ, áp dụng
chính sách đặc thù trong tuyển sinh dành cho khu vực Tây Nam bộ, đã thu hút sự
quan tâm của hàng trăm sinh viên. “Nhà trường đã tổ chức cuộc gặp với tất cả
sinh viên trúng tuyển đang học mấy tuần đầu tại trường để thông báo chính sách
đặc thù của Bộ GD-ĐT. Thống kê có khoảng 700 sinh viên diện này đã có nguyện vọng
1 vào Trường ĐH Tiền Giang được hưởng chính sách đặc thù này” - TS Ngô Tấn Lực,
hiệu trưởng nhà trường, cho biết.
ThS Huỳnh Tấn Lợi,
giám đốc Trung tâm khảo thí - đảm bảo chất lượng giáo dục nhà trường, nói hầu hết
tân sinh viên đang theo học bậc CĐ tại trường đủ điều kiện xét tuyển lên bậc ĐH
đều có nhu cầu xét tuyển. Đến nay nhà trường đã nhận vài chục hồ sơ của các
sinh viên này và có hơn 70 thí sinh ngoài trường nộp hồ sơ xét tuyển theo diện
ưu tiên này.
“Nhà trường tận dụng
cơ hội chính sách ưu tiên mới này để tuyển thêm. Để thuận tiện cho thí sinh
trong trường hợp bị mất thông báo, thí sinh có thể cam kết tại nơi nhận hồ sơ
và sẽ bổ sung sau. Nhà trường sẽ xét trực tiếp và cấp giấy báo trúng tuyển ngay
để thí sinh làm hồ sơ đăng ký nhập học khi thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển” - ông
Lực nói.
Trong khi đó, cán bộ tuyển sinh của nhiều
trường ĐH, CĐ đang rất lo lắng vì đến nay đã có hàng loạt trường ĐH, CĐ ở khu vực
Tây Nam bộ thông báo xét tuyển bổ sung theo chính sách đặc thù do Bộ GD-ĐT mới
công bố. “Là trường tư thuộc tốp dưới nên chúng tôi đang rất lo ngại. Tình hình
tuyển sinh của trường hiện nay rất khó khăn, có được thí sinh nào là mừng rồi.
Với chính sách mới này của bộ, chắc chắn trường sẽ mất nhiều sinh viên. Không
hiểu sao Bộ GD-ĐT lại công bố chính sách vào thời điểm này. Các trường ngoài công lập
như chúng tôi sẽ chết đứng...” - TS Nguyễn Hữu Quyền bức xúc.
Không cho rút
Tại Trường ĐH Tây Đô, ông Lương Lễ Nhân - phó trưởng phòng đào tạo - cho biết
hiện tại do còn trong thời gian xét tuyển bổ sung nên nhà trường sẽ tạo điều
kiện cho thí sinh rút hồ sơ. Tuy nhiên, đối với những thí sinh đã trúng tuyển
vào các ngành của trường, nhà trường sẽ không giải quyết việc xin rút hồ sơ để
chuyển sang các ngành của trường khác. Vì trên nguyên tắc nếu đã trúng tuyển
trường nào thì thí sinh học hoặc nghỉ chứ không thể rút lại phiếu điểm hoặc học
phí. Chưa kể việc rút hồ sơ sẽ làm xáo trộn hệ thống tuyển sinh của trường.
Ông Nhân cũng cho biết riêng đối với các thí sinh được hưởng ưu tiên đã trúng
tuyển vào bậc CĐ của trường và đã nhập học, nếu có kết quả điểm thi ĐH hoặc CĐ
năm 2012 (đã cộng điểm ưu tiên khu vực và đối tượng) dưới điểm sàn ĐH hoặc CĐ
không quá 1 điểm sẽ được làm thủ tục xin nâng bậc học của mình từ CĐ lên ĐH
nhưng phải trên cơ sở cùng khối ngành.
T.Xuân
|
Theo Trần Huỳnh - Hiền Trần (Tuổi Trẻ)