“Tôi xin rút giấy chứng nhận kết quả thi để nộp tiếp vào Trường ĐH Mở TP.HCM, cũng ngành xã hội học”
- thí sinh này nói. Tuy nhiên, việc xin rút hồ sơ của Yến không được
trường giải quyết vì quá thời hạn theo quy định của trường.
Trường cho, trường không
ĐH Nông lâm tuyển bổ sung tại Gia Lai, Ninh Thuận
Chiều
16-9, ThS Trần Đình Lý - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Nông lâm TP.HCM
- cho biết hội đồng tuyển sinh nhà trường vừa có thông báo tuyển nguyện
vọng bổ sung bậc ĐH chính quy cho phân hiệu Gia Lai và Ninh Thuận của
trường.
Cụ thể, phân hiệu Gia Lai tuyển khối A, B, D1 các ngành nông học, lâm nghiệp, kế toán, quản lý đất đai, quản lý tài nguyên và môi trường, công nghệ thực phẩm, thú y với mỗi ngành 50 chỉ tiêu. Phân hiệu Ninh Thuận tuyển khối A, B, D1 các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, kế toán và quản lý tài nguyên - môi trường với mỗi ngành 75 chỉ tiêu. Điểm nhận hồ sơ bằng điểm sàn chung. Thời gian nhận hồ sơ đến hết ngày 25-9.
|
Trước đó, nhiều thí sinh khác đến xin rút hồ sơ xét tuyển bổ sung vào Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) cũng rơi vào tình cảnh tương tự. TS Nguyễn Kim Quang - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Khoa học
tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) - cho biết trường quy định thời gian được
rút lại giấy chứng nhận kết quả thi để thuận tiện cho công tác xét tuyển
và không ảnh hưởng đến công việc chung của phòng đào tạo.
“Hiện đã quá hạn nhưng thí sinh đến rút giấy báo điểm vẫn được xem xét giải quyết” - TS Quang khẳng định.
Tương tự, một cán bộ phòng đào tạo Trường ĐH Khoa học
xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) cũng cho biết dù đã quá thời hạn
của trường, nhưng trường cũng sẽ xem xét giải quyết cho những thí sinh
trượt nguyện vọng bổ sung có nguyện vọng nhận lại giấy chứng nhận kết
quả thi ĐH đã nộp.
Trong khi đó, tại Trường ĐH Tôn Đức Thắng, ThS Lê Thị
Ngọc Thảo - phó trưởng phòng đào tạo nhà trường - cho biết mỗi ngày có
hàng trăm thí sinh đến trường rút giấy chứng nhận kết quả thi. “Những
năm trước thí sinh dùng giấy chứng nhận để xét tuyển theo từng đợt,
không đậu cũng không dùng được đợt sau nên thí sinh không rút làm gì.
Năm nay các trường xét tuyển theo nhiều đợt, thí sinh có thể dùng giấy
chứng nhận kết quả thi để xét tiếp trường khác nên phải trả cho thí
sinh” - bà Thảo nói. Tương tự, ThS Nguyễn Thanh Tùng - quyền trưởng
phòng đào tạo Trường ĐH Văn hóa TP.HCM - cho biết trường cho thí sinh
rút lại hồ sơ khi không trúng tuyển và photo một bản để lưu lại trường.
Tại Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông, sau
khi công bố điểm chuẩn NV2, khá nhiều thí sinh yêu cầu rút lại phiếu báo
điểm, trong đó có cả thí sinh được thông báo trúng tuyển. Một số thí
sinh trúng tuyển thắc mắc tại sao trường không cho rút lại phiếu báo
điểm sau khi thông báo điểm chuẩn, vì họ có nguyện vọng được xét tuyển ở
các trường khác.
Lý giải về cách xử lý này, ông Đặng Văn Tùng - phó
trưởng phòng đào tạo - cho hay đó là giải pháp để tránh sự xáo trộn về
chỉ tiêu, hạn chế số ảo có thể phát sinh hơn nữa. Ông Tùng cho hay đây
là phương án nhà trường tự đưa ra căn cứ trên thực tế, chứ bộ không có
văn bản hướng dẫn cụ thể. “Còn lại các thí sinh không đỗ, nhà trường tạo
điều kiện cho các em rút phiếu nếu có nhu cầu”- ông Tùng nói.
Tự chủ vẫn lo làm sai
Các trường ĐH khác như Nông lâm TP.HCM, Tài chính
- marketing, Luật TP.HCM... cũng cho biết sẽ cho thí sinh rút lại hồ
sơ. Có điều, dù vẫn giải quyết cho thí sinh nhưng nhiều trường lại cho
rằng “đó không phải là việc của trường”. “Sau khi công bố điểm chuẩn,
phòng đào tạo tiếp tục các công đoạn như lên danh sách, gửi giấy báo
trúng tuyển, gọi sinh viên nhập học, chuẩn bị công việc làm thủ tục nhập học...
Song song đó, phòng phải bố trí nhân viên, lực lượng giải quyết mỗi
ngày hàng trăm thí sinh, phụ huynh đến xin rút hồ sơ nguyện vọng bổ
sung. Quy định xét tuyển đến ngày 30-11, không trả thì tội cho thí sinh,
mà trả thì gây xáo trộn công việc của phòng...” - trưởng phòng đào tạo
một trường ĐH công lập nói.
Cán bộ đào tạo tại nhiều trường ĐH băn khoăn các năm
trước khi các trường chưa được giao quyền tự chủ xét tuyển, bộ có văn
bản hướng dẫn rất rõ thời gian, điều kiện thí sinh được quyền rút phiếu
báo điểm. Tuy nhiên, năm nay do được giao tự chủ, các trường tự đưa ra
quyết định, nhưng vẫn đắn đo không biết phương án đó có sai quy định của
bộ hay không.
Đương nhiên việc rút phiếu báo điểm chủ yếu xảy ra ở
nhóm trường yêu cầu nhận phiếu báo điểm gốc. Ông Bùi Đức Hiền - trưởng
phòng đào tạo Trường ĐH Điện lực - cho rằng vì trường chỉ nhận giấy báo
điểm photo nên thí sinh không trúng tuyển không cần rút lại phiếu điểm
này. Tuy nhiên, ông Hiền cũng cho rằng việc cho thí sinh thoải mái sao
phiếu báo điểm khiến số thí sinh ảo phát sinh nhiều hơn so với mọi năm.
Không trúng tuyển được rút hồ sơ
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Đỗ Thanh Duy -
trưởng phòng thi tuyển sinh và quản lý văn bằng Cục Khảo thí và kiểm
định chất lượng giáo dục Bộ GD-ĐT - khẳng định năm nay bộ không có hướng
dẫn cụ thể về việc cho thí sinh rút hồ sơ nhưng hướng dẫn này đã có từ
năm ngoái và các trường có thể vận dụng hướng dẫn đó để thực hiện cho
công tác tuyển sinh năm nay.
“Thí sinh đã trúng tuyển NV2 thì không được rút phiếu
báo điểm đã nộp vào trường. Các em phải chấp nhận lựa chọn của mình. Tuy
nhiên, với thí sinh không trúng tuyển, các em được quyền rút phiếu báo
điểm để đăng ký xét tuyển vào các trường còn chỉ tiêu” - ông Duy nói.
Theo ông Duy, nếu nhận được thông tin bất cứ trường nào
không cho thí sinh không trúng tuyển rút lại phiếu báo điểm, bộ sẽ lập
tức nhắc nhở, yêu cầu các trường tạo điều kiện cho thí sinh mặc dù trong
quy chế không có quy định cứng về vấn đề này.
|
HÀ BÌNH - NGỌC HÀ