Tất cả các ngành của Trường ĐH Kinh tế TP.HCM đều tuyển bổ sung khối A1. Trong ảnh: TS Trần Thế Hoàng (phải), trưởng phòng quản lý đào tạo nhà trường, tư vấn cho học sinh Tiền Giang trong chương trình tư vấn do Tuổi Trẻ tổ chức - Ảnh: Như Hùng |
Được rút hồ sơ
Đối
với việc xét tuyển, theo quy định của Bộ GD-ĐT, các trường xét tuyển sẽ chủ
động đưa ra yêu cầu đối với thí sinh là cần nộp phiếu báo điểm gốc hay bản sao
phù hợp với nhu cầu tuyển của mình. Tuy nhiên, khi nhập học, thí sinh bắt buộc
phải nộp giấy chứng nhận kết quả thi có đóng dấu đỏ của trường tổ chức thi (bản
gốc).
Các
trường có nhu cầu xét tuyển phải công bố công khai các thông tin liên quan đến
điều kiện xét tuyển, thời hạn xét tuyển và công bố kết quả xét tuyển trên trang
thông tin điện tử của trường, đồng thời chuyển thông tin này về Cục Công nghệ
thông tin -
Điểm sàn không nhân hệ số Căn cứ kết quả thi của thí sinh, chỉ tiêu
tuyển sinh của từng khối thi, bộ sẽ xác định và công bố điểm sàn hệ ĐH, hệ CĐ
đối với từng khối thi A, A1, B, C, D. Điểm sàn không nhân hệ số. Điểm trúng
tuyển của các trường không được thấp hơn điểm sàn. Thí sinh có kết quả thi
thấp hơn điểm sàn không được xét tuyển vào các trường sử dụng kết quả thi
theo đề chung. |
Bộ
GD-ĐT để đăng trên trang thông tin điện tử của bộ và các phương tiện thông tin
đại chúng. Thời hạn kết thúc xét tuyển chậm nhất là ngày 30-11. Thí sinh thi
ĐH, CĐ không trúng tuyển nhưng trên điểm sàn sẽ nhận được hai phiếu báo điểm
gốc để đăng ký xét tuyển. Thí sinh đạt dưới điểm sàn sẽ nhận được phiếu báo
điểm để đăng ký xét tuyển các hệ đào tạo khác. Với trường hợp có kết quả thi
dưới điểm sàn CĐ, ngoài phiếu báo điểm các trường đã cấp, thí sinh có thể dùng
bản sao hợp lệ giấy chứng nhận kết quả thi để đăng ký xét tuyển vào các trường
trung cấp chuyên nghiệp.
Khi
đăng ký xét tuyển, thí sinh phải nộp hồ sơ gồm: giấy chứng nhận kết quả thi
(bản gốc hay bản sao có công chứng theo quy định của từng trường) và một phong
bì dán sẵn tem, có ghi rõ địa chỉ, số điện thoại liên lạc của thí sinh. Trong
thời hạn quy định của các trường, thí sinh nộp hồ sơ và lệ phí qua đường bưu
điện hoặc nộp trực tiếp tại trường. Nếu không trúng tuyển hoặc có nguyện vọng
rút hồ sơ đã nộp, thí sinh được quyền rút. Lệ phí đăng ký xét tuyển đối với thí
sinh rút hồ sơ và thí sinh không trúng tuyển do hiệu trưởng các trường xem xét,
quyết định.
Đặc
biệt, năm nay Bộ GD-ĐT quy định những thí sinh đã trúng tuyển ĐH, nếu có nguyện
vọng học tại trường CĐ địa phương cùng khối thi và trong vùng tuyển phải làm
đơn kèm giấy báo trúng tuyển gửi trường CĐ có nguyện vọng học để trường xét
tuyển.
Tuyển thẳng học sinh dân tộc thiểu số
Bốn cụm thi quốc gia Năm 2012, cả nước sẽ có bốn cụm thi quốc gia:
Hải Phòng, Vinh, Quy Nhơn và Cần Thơ. Trong đó cụm thi mới tại Hải Phòng dành
cho thí sinh thi vào Trường ĐH Hàng hải và các thí sinh có hộ khẩu thường trú
tại tỉnh Quảng Ninh và TP Hải Phòng có nguyện vọng thi vào các trường đại học
đóng tại khu vực Hà Nội. |
Trao
đổi với Tuổi Trẻ, GS.TSKH Bùi Văn Ga khẳng định quy chế tuyển sinh năm nay có
một điểm rất mới về ưu tiên xét tuyển, nhằm hướng đến việc ưu tiên cơ hội học
ĐH đến đúng người, đúng địa chỉ. Bộ đã quyết định bỏ quy định các trường phải
dành chỉ tiêu tuyển sinh để đào tạo theo địa chỉ sử dụng và các trường có nhiệm
vụ đào tạo nhân lực cho địa phương, bỏ việc ưu tiên cộng điểm cho các trường
đóng tại vùng dân tộc thiểu số.
Thay
vào đó, việc xét tuyển thẳng ĐH sẽ được dành trực tiếp cho học sinh thiểu số,
chứ không chung chung là cộng điểm cho trường dân tộc thiểu số như trước. Việc
cộng điểm cho trường đã gây ra tiền lệ xấu khi nhiều em hộ khẩu nơi khác đăng
ký theo trường dân tộc thiểu số để được cộng điểm. Theo đó, thí sinh là người
dân tộc thiểu số, thí sinh có hộ khẩu thường trú tại 62 huyện nghèo từ ba năm
trở lên tính đến ngày nộp hồ sơ xét sẽ được tuyển thẳng vào những trường ĐH còn
chỉ tiêu, đặc biệt khuyến khích các em vào học trường ĐH đóng ở địa phương.