Thầy trò lớp 12 Trường THPT Nam Kỳ Khởi Nghĩa (TP.HCM) trong một buổi ôn thi môn toán - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Môn lịch sử: Đọc kỹ và hiểu chính xác đề
Với môn lịch sử, yếu tố quan trọng số một là thí sinh phải đọc kỹ để hiểu đề một cách chính xác. Vì hiểu đề thi là đã giúp nhận ra vấn đề trọng tâm mấu chốt cần trả lời. Nếu chưa nhận ra vấn đề trọng tâm mấu chốt cần trả lời thì sẽ dễ dẫn đến lạc đề. Vì vậy học sinh cần hiểu rõ những điểm then chốt, hiểu sâu tất cả những khái niệm, nội dung được sử dụng trong sách giáo khoa; phải ngầm biết rằng một sự kiện, vấn đề lịch sử có thể được hỏi bằng nhiều cách khác nhau. Đối với đề thi gồm nhiều câu hỏi như hiện nay, thí sinh không cần làm nhập đề và kết luận, mà trả lời thẳng vào từng câu hỏi. Văn phong cần rõ ràng, mạch lạc, chính xác.
Một trong những yếu tố quan trọng quyết định thành công trong khi thi là khả năng phân bố và làm chủ thời gian quy định. Cách sử dụng hợp lý quỹ thời gian này có thể theo phương án sau: Dành 10 phút để phân tích đề, 20 phút để làm đề cương ra giấy nháp. Dành 130 phút để thể hiện đề cương thành bài viết;20 phút còn lại dùng để đọc lại, sữa chữa lỗi văn phạm và sai sót về nội dung.
Nguyễn Văn Tiến Môn địa lý: 5 bước làm bài
Thí sinh nên làm bài theo 6 bước sau: Bước 1, nên đọc kỹ đề ít là 3 lần và gạch chân ý chính. Bước 2, lập dàn bài tổng quát để bài làm đầy đủ không sót ý. Bước 3, ghi lại câu hỏi rõ ràng để giám khảo biết mình làm câu nào, ý ra sao. Bước 4, không viết tắt, không dùng các ký hiệu như mũi tên, vòng tròn, hoa thị... Bước 5, đọc lại bài trước khi nộp, nếu thấy sai chỉ cần gạch chéo 1 nét, tránh tô, xóa. Nếu thấy thiếu thì đừng viết chen vào vì nhiều khi chữ nhỏ quá hoặc các dòng chèn vào nhau san sát làm bài khó đọc mà giám khảo không đọc được thì coi như không có điểm. Tốt nhất làm bổ sung ở bên dưới, nhớ ghi câu số mấy và ghi thêm chữ tiếp theo.
Về cách vẽ biểu đồ, cần xác định đúng biểu đồ đề yêu cầu. Biểu đồ có 3 yêu cầu là đúng, đủ và đẹp.
Trần Văn Quang |
Môn lý: Chuẩn xác - nhanh - hoàn thiện
Với môn lý, trước hết nên đọc đề từ đầu đến cuối và làm ngay những câu được cho là chắc chắn sẽ làm đúng. Các em không nên dừng lại quá lâu ở một câu trắc nghiệm, sẽ mất cơ hội ở những câu dễ hơn mà điểm lại bằng nhau. Có thể các em sẽ gặp một vài câu mà bản thân còn phân vân chưa biết phương án nào chắc chắn đúng. Khi đó, các em có thể sử dụng phương pháp loại trừ để có được phương án trả lời phù hợp với yêu cầu của đề.
Khi làm bài, cần đặt câu hỏi và đạt được các mục tiêu sau đây: Chuẩn xác (cách giải/hướng đi/phán đoán đúng) - Nhanh (hoàn thành từng câu trong thời gian ngắn nhất) - Hoàn thiện.
Võ Lý Văn Long Môn hóa học: Mỗi bài toán giải không quá 2 phút
Các bài toán gồm có: dạng toán cơ bản, mức độ giải quyết khoảng 1 phút/ câu ( khoảng 20% số lượng bài toán), bài toán có suy luận (khoảng 50%) và dạng toán khó (khoảng 30%). Để giải tốt các bài toán, các em phải biết cách giải theo phương trình phản ứng hóa học và giải theo các định luật (định luật thành phần không đổi, định luật bảo toàn khối lượng, bảo toàn mol nguyên tố, bảo toàn mol elctron,...). Những bài toán khó thường là những bài kết hợp nhiều vấn đề về phương trình phản ứng hóa học, sử dụng nhiều định luật để giải.
Học sinh cần lưu ý các bài toán chỉ được giải trong khoảng thời gian không quá hai phút, nên cách giải mất nhiều thời gian sẽ không phù hợp. Cũng có một số bài toán có thể dùng các công thức tính nhanh. Các em có thể dùng các công thức đó để tiết kiệm thời gian.
Bùi Văn Thơm Môn sinh học: Cẩn thận với dạng câu hỏi phủ định
Các em cẩn thận với dạng câu hỏi phủ định “Tìm câu không đúng”, rất nhiều thí sinh chọn câu “đúng” vì đọc không kỹ, hoặc tâm lý không được tốt lắm.
Đối với dạng câu hỏi sắp xếp các giai đoạn hay diễn biến theo thứ tự của một quá trình hay một kỹ thuật sinh học nào đó, sau khi đặt vấn đề là các phương án trả lời, mỗi phương án gồm một sự kiện đi kèm nhiều dữ kiện có liên quan, thí sinh phải cân nhắc để lựa chọn.
Đối với dạng câu hỏi cần biện luận hay tính toán (vận dụng nâng cao), thí sinh có thể lợi dụng đáp án có sẵn để thử.
Phạm Thị Thu Hằng |