Tin tức Tuyển sinh


Dự kiến tổ chức kỳ thi Trung học Phổ thông quốc gia vào đầu tháng 7 năm 2015

Bộ GD-ĐT công bố dự thảo quy chế kì thi THPT Quốc gia

Ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng cục khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục Bộ GD-ĐT. (Ảnh: Mai Châm)

 
Chiều 18/12, Bộ GD-ĐT chính thức công bố Dự thảo quy chế kì thi THPT Quốc gia để lấy ý kiến đóng góp trước khi ban hành chính thức. Nhiều thông tin quan trọng về kì thi sẽ nằm trong bản dự thảo này.
 
Trao đổi với PV Dân trí, ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng cục khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục Bộ GD-ĐT cho biết: Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quyết định cụm thi tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là tỉnh) và giao cho các trường ĐH chủ trì.
 
Cụm thi có nhiệm vụ tổ chức thi cho thí sinh của ít nhất 2 tỉnh (cụm thi liên tỉnh).
 
Đối với những tỉnh có khó khăn, nếu Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh đề nghị, Bộ GDĐT sẽ xem xét thành lập cụm thi tỉnh cho các thí sinh dự thi chỉ để xét công nhận tốt nghiệp THPT.
 
Việc tổ chức thi ở cụm thi liên tỉnh hoặc cụm thi tỉnh là giống nhau, đúng theo quy định của quy chế thi, cùng một quy trình và đều do trường ĐH chủ trì.
 
Về Đối tượng dự thi:
 
a) Người đã học hết chương trình THPT trong năm tổ chức kỳ thi;
 
b) Người đã học hết chương trình THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp ở những năm trước; người học đã tốt nghiệp THPT theo hình thức giáo dục chính quy hoặc GDTX; người đã tốt nghiệp trung cấp nghề hoặc TCCN nhưng chưa tốt nghiệp THPT và các đối tượng khác được Bộ GDĐT cho phép dự thi (gọi chung là thí sinh tự do).
 
Về Điều kiện dự thi:
 
a) Các đối tượng dự thi phải không trong thời gian bị kỷ luật cấm thi; đăng ký dự thi và nộp đầy đủ, đúng thủ tục, đúng thời hạn các giấy tờ và lệ phí đăng ký dự thi theo quy định. 
 
b) Đối tượng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này ngoài quy định tại điểm a khoản 2 Điều này phải đảm bảo các điều kiện được đánh giá, xếp loại ở lớp 12: hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên, học lực không bị xếp loại kém. Riêng đối với người học GDTX thuộc diện không phải xếp loại hạnh kiểm và người học theo hình thức tự học có hướng dẫn thì không yêu cầu xếp loại hạnh kiểm.
 
c) Thí sinh tự do chưa có bằng tốt nghiệp THPT ngoài quy định tại điểm a khoản 2 Điều này phải đảm bảo các điều kiện:
 
- Đã tốt nghiệp THCS;
 
- Trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do bị xếp loại kém về học lực ở lớp 12, phải đăng ký và dự kỳ kiểm tra cuối năm học tại trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc nơi đăng ký dự thi một số môn học có điểm trung bình dưới 5,0, đảm bảo khi lấy điểm bài kiểm tra thay cho điểm trung bình môn học để tính lại điểm trung bình cả năm thì đủ điều kiện về học lực theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
 
- Trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do bị xếp loại yếu về hạnh kiểm ở lớp 12, phải được UBND cấp xã nơi cư trú xác nhận có đủ tư cách, phẩm chất đạo đức và nghiêm chỉnh chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương;
 
Chậm nhất trước ngày thi 20 ngày, Thủ trưởng trường phổ thông hoặc nơi người học nộp Phiếu đăng ký dự thi phải thông báo công khai những trường hợp không đủ điều kiện dự thi theo quy định tại khoản 2 Điều này.
 
Theo dự thảo của Bộ GD-ĐT, Nơi đăng ký dự thi:
 
Đối tượng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Quy chế này đăng ký dự thi tại trường phổ thông nơi học lớp 12. Thí sinh tự do đăng ký tại địa điểm do sở GDĐT nơi thí sinh cư trú quy định.
 
Về Thủ tục đăng ký dự thi
 
- Thủ trưởng trường phổ thông hoặc nơi thí sinh nộp Phiếu đăng ký dự thi chịu trách nhiệm hướng dẫn đăng ký dự thi, thu Phiếu đăng ký dự thi, nhập thông tin thí sinh đăng ký dự thi, quản lý hồ sơ đăng ký dự thi và chuyển dữ liệu đăng ký dự thi cho sở GDĐT;
 
- Sở GDĐT quản trị dữ liệu đăng ký dự thi của thí sinh và gửi dữ liệu về Bộ GDĐT;
 
- Bộ GDĐT quản trị dữ liệu đăng ký dự thi toàn quốc và chuyển dữ liệu về các cụm thi để tổ chức thi.
 
3. Hồ sơ đăng ký dự thi đối với thí sinh chưa có bằng tốt nghiệp THPT
 
a) Với đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Quy chế này:
 
- Phiếu đăng ký dự thi (02 phiếu giống nhau);
 
- Học bạ THPT; học bạ hoặc Phiếu kiểm tra của người học theo hình thức tự học đối với GDTX (bản sao);
 
- Các giấy chứng nhận hợp lệ để được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích (nếu có). Để được hưởng chế độ thuộc vùng cao, vùng sâu, khu kinh tế mới, xã đặc biệt khó khăn thí sinh phải có bản sao công chứng Sổ đăng ký hộ khẩu thường trú;
 
- 02 ảnh 4x6 cm theo mẫu Giấy chứng minh nhân dân và 02 phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh.
 
b) Thí sinh tự do, ngoài các hồ sơ quy định tại điểm a khoản 3 Điều này phải có thêm:
 
- Giấy xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú theo nội dung quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Quy chế này;
 
- Giấy xác nhận của trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc nơi đăng ký dự thi về xếp loại học lực (đối với những học sinh xếp loại kém về học lực quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Quy chế này) và xác nhận không trong thời gian bị kỷ luật cấm thi;
 
- Giấy xác nhận điểm bảo lưu (nếu có) do Thủ trưởng trường phổ thông nơi thí sinh đã dự thi năm trước xác nhận.
 
4. Hồ sơ đăng ký dự thi đối với thí sinh tự do đã có bằng tốt nghiệp THPT: 
 
a) Phiếu đăng ký dự thi (02 phiếu giống nhau);
 
b) Bằng tốt nghiệp THPT (bản sao công chứng);
 
c) Bằng tốt nghiệp trung cấp;
 
d) 02 ảnh 4x6 cm theo mẫu Giấy chứng minh nhân dân và 02 phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh.
 
5. Hạn cuối cùng nhận hồ sơ đăng ký dự thi: trước ngày 1 tháng 4 hằng năm. Sau thời hạn này, không nhận thêm hồ sơ đăng ký dự thi. Khi hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi, nếu phát hiện có nhầm lẫn, sai sót, thí sinh phải thông báo kịp thời cho Thủ trưởng trường phổ thông hoặc nơi đăng ký dự thi hoặc cho Hội đồng thi trong ngày làm thủ tục dự thi để sửa chữa, bổ sung. Các trường hợp đặc biệt được phép bổ sung các loại giấy chứng nhận để được hưởng chế độ ưu tiên, hưởng cộng điểm khuyến khích phải thực hiện trước ngày tổ chức kỳ thi mới có giá trị.
 
Về vấn đề đề thi, ông Mai Văn Trinh cho biết: Đề thi của kỳ thi THPT quốc gia phải đạt các yêu cầu dưới đây:
 
a) Nội dung đề thi nằm trong chương trình THPT hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12;
 
b) Đảm bảo phân loại được trình độ của thí sinh, vừa đáp ứng yêu cầu cơ bản (để tốt nghiệp THPT) và yêu cầu nâng cao (để tuyển sinh ĐH, CĐ);
 
c) Đảm bảo tính chính xác, khoa học và tính sư phạm. Lời văn, câu chữ phải rõ ràng, không có sai sót;
 
d) Đối với đề thi tự luận phải ghi rõ số điểm của mỗi câu hỏi trong đề thi; 
 
đ) Điểm của bài thi tự luận và bài thi trắc nghiệm đều được quy về thang điểm 20 ; 
 

e) Đề thi phải ghi rõ có mấy trang và có chữ "HẾT" tại điểm kết thúc đề.

 

2. Trong một kỳ thi, mỗi môn thi có đề thi chính thức và đề thi dự bị với mức độ tương đương; mỗi đề thi có hướng dẫn chấm, đáp án kèm theo.
 
Điều 16. Khu vực làm đề thi và các yêu cầu bảo mật
 
1. Đề thi, đáp án, thang điểm chưa công bố thuộc danh mục bí mật Nhà nước độ “Tối mật”.
 
2. Việc ra đề thi, in sao đề thi (gọi chung là làm đề thi) phải được thực hiện tại một địa điểm an toàn, biệt lập và được bảo vệ nghiêm ngặt suốt thời gian làm đề thi, có đầy đủ phương tiện bảo mật, phòng cháy chữa cháy.
 
3. Các thành viên tham gia làm đề thi đều phải cách ly triệt để với bên ngoài. Trong trường hợp cần thiết và được sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch Hội đồng ra đề thi hoặc Trưởng ban In sao đề thi, các thành viên mới được phép liên hệ với bên ngoài bằng điện thoại cố định, có loa ngoài dưới sự giám sát của cán bộ bảo vệ, công an.
 
Danh sách những người tham gia làm đề thi phải được giữ bí mật trước, trong và sau kỳ thi. Người làm việc trong khu vực cách ly phải đeo phù hiệu và chỉ hoạt động trong phạm vi cho phép, chỉ được ra khỏi khu vực cách ly sau thời gian thi môn cuối cùng. Trong trường hợp đặc biệt, được sự đồng ý bằng văn bản của của Chủ tịch Hội đồng ra đề thi hoặc Trưởng ban In sao đề thi, các thành viên mới được phép ra khỏi khu vực cách ly dưới sự giám sát của công an.
 
4. Phong bì chứa đề thi để giao, nhận, vận chuyển đề thi từ nơi làm đề thi ra bên ngoài phải được làm bằng giấy đủ độ bền, kín, tối và được dán chặt, không bong mép, có đủ nhãn và dấu niêm phong. Nội dung, hình thức, câu chữ in ngoài phong bì phải theo quy định của Bộ GDĐT.
 
5. Toàn bộ quá trình giao nhận, vận chuyển đề thi phải được công an giám sát; các phong bì chứa đề thi phải được đựng an toàn trong các thùng có khoá và được niêm phong trong quá trình giao nhận, vận chuyển.
 
6. Máy móc và thiết bị tại nơi làm đề thi, dù bị hư hỏng hay không dùng đến, chỉ được đưa ra ngoài khu vực cách ly sau thời gian thi môn cuối cùng.
 
Về Ban coi thi, ông Mai Văn Trinh tiết lộ:
 
Chủ tịch Hội đồng thi quyết định thành lập Ban Coi thi để thực hiện toàn bộ công tác coi thi tại Hội đồng thi. Thành phần Ban Coi thi gồm:
 
a) Trưởng ban: do lãnh đạo Hội đồng thi kiêm nhiệm;
 
b) Phó trưởng ban: lãnh đạo trường ĐH, CĐ hoặc lãnh đạo phòng/ban/trung tâm của trường ĐH, CĐ; lãnh đạo các phòng/ban thuộc sở GDĐT và lãnh đạo các trường phổ thông; trong đó, Phó trưởng ban thường trực là lãnh đạo trường ĐH chủ trì cụm thi;
 
c) Các uỷ viên và thư ký: cán bộ, giảng viên, giáo viên, nhân viên các trường ĐH, CĐ và các trường phổ thông; lãnh đạo, chuyên viên các phòng/ban thuộc sở GDĐT;
 
d) CBCT: cán bộ, giảng viên, giáo viên trường ĐH, CĐ và trường phổ thông; mỗi phòng thi có hai CBCT.
 
đ) Cán bộ giám sát, trật tự viên, nhân viên y tế, công an (nơi cần thiết có thể thêm một số kiểm soát viên quân sự);
 
e) Nếu Hội đồng thi có nhiều điểm thi thì ở mỗi điểm thi Chủ tịch Hội đồng thi quyết định cử Phó trưởng Ban Coi thi hoặc uỷ viên của Ban làm Trưởng điểm thi để điều hành toàn bộ công tác coi thi tại điểm thi được giao phụ trách.
 
Những người có người thân dự thi tại cụm thi trong năm tổ chức thi không được tham gia Ban Coi thi.
 
2. Trưởng Ban Coi thi chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ công tác coi thi tại Hội đồng thi, quyết định xử lý các tình huống xảy ra trong các buổi thi.
 
3. Phó trưởng Ban Coi thi, Trưởng điểm thi thực hiện các công việc theo sự phân công của Trưởng Ban Coi thi.
 
4. CBCT, cán bộ giám sát phòng thi và các thành viên khác của Ban Coi thi chấp hành sự phân công của Trưởng Ban Coi thi, thực hiện đúng các quy định của quy chế thi; khi làm nhiệm vụ tại điểm thi phải tuân thủ sự điều hành của Trưởng điểm thi.
 
Theo dự thảo này, Hiệu trưởng trường ĐH chủ trì cụm thi quyết định thành lập Hội đồng thi. Thành phần Hội đồng thi bao gồm chủ tịch: Hiệu trưởng trường ĐH chủ trì cụm thi; Phó Chủ tịch: lãnh đạo trường ĐH chủ trì cụm thi và lãnh đạo các sở GDĐT có thí sinh dự thi tại cụm;
 
Các uỷ viên: đại diện lãnh đạo phòng/ban/trung tâm/khoa/bộ môn của trường ĐH, CĐ; lãnh đạo các phòng/ban thuộc sở GDĐT nơi đặt cụm thi và lãnh đạo trường phổ thông; trong đó, uỷ viên thường trực là lãnh đạo Phòng/Ban Đào tạo hoặc Phòng/Ban/Trung tâm Khảo thí của trường ĐH chủ trì cụm thi.
 
Những người có vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột; anh, chị, em ruột của vợ hoặc chồng (gọi chung là người thân) dự thi tại Hội đồng thi trong năm tổ chức Kỳ thi thì không được tham gia Hội đồng thi; Chủ tịch Hội đồng thi thành lập các ban để thực hiện các công việc của kỳ thi, bao gồm: Ban Thư ký; Ban In sao đề thi; Ban Vận chuyển và bàn giao đề thi; Ban Coi thi; Ban Chấm thi; Ban Phúc khảo. Nhiệm vụ và quyền hạn của từng Ban theo đúng quy định tại điều khoản liên quan của Quy chế này.
 
Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng thi: Hội đồng thi chịu sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo thi quốc gia; Tổ chức in sao đề thi, coi thi, bảo quản bài thi, làm phách, chấm thi, chấm kiểm tra và chấm phúc khảo theo quy định của quy chế thi; giải quyết thắc mắc và khiếu nại, tố cáo liên quan; tổng kết công tác thuộc phạm vi được giao; thực hiện khen thưởng, kỷ luật theo chức năng, quyền hạn và quy định của Quy chế này; thực hiện chế độ báo cáo và chuyển dữ liệu thi về Bộ GDĐT đúng thời hạn quy định; Chỉ đạo, xử lí các vấn đề diễn ra tại các ban của Hội đồng thi theo quy chế thi;
 
Báo cáo, xin ý kiến Ban Chỉ đạo thi quốc gia về tình hình tổ chức thi để xử lí các tình huống vượt thẩm quyền; Hội đồng thi liên tỉnh sử dụng con dấu của trường ĐH chủ trì cụm thi; Hội đồng thi tỉnh sử dụng con dấu của sở GDĐT sở tại.
 

Ông Mai Văn Trinh cho biết, kỳ thi THPT quốc gia dự kiến sẽ được tổ chức vào các ngày 1, 2, 3, 4 tháng 7 năm 2015.

 

Theo Quyết định số 3538/QĐ-BGDĐT, kỳ thi THPT quốc gia sẽ được tổ chức vào các ngày 09, 10, 11, 12 tháng 6 năm 2015. Tuy nhiên, theo nguyện vọng của đông đảo học sinh và các nhà trường đề nghị tổ chức kỳ thi THPT quốc gia vào đầu tháng 7, như thời gian tổ chức kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ những năm trước đây. Điều này sẽ tạo sự ổn định tâm lý cho học sinh, phụ huynh và có thêm thời gian để các em ôn tập, hệ thống hóa kiến thức, chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi. Mặt khác, để các sở GDĐT không phải thay đổi kế hoạch năm học đã công bố từ đầu năm, trong đó có việc tổ chức thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT.

 

Bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định cụm thi tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là tỉnh) và giao cho các trường ĐH chủ trì. Tham gia coi thi, chấm thi là cán bộ, giảng viên ĐH, CĐ và giáo viên THPT;
 
- Cụm thi có nhiệm vụ tổ chức thi cho thí sinh của ít nhất 02 tỉnh (cụm thi liên tỉnh);
 
- Đối với những tỉnh có khó khăn, nếu Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị, Bộ GDĐT sẽ xem xét thành lập cụm thi tỉnh cho các thí sinh dự thi chỉ để xét công nhận tốt nghiệp THPT;
 
Việc tổ chức thi ở cụm thi liên tỉnh hoặc cụm thi tỉnh là giống nhau, theo đúng quy định của quy chế thi, cùng một quy trình và đều do trường ĐH chủ trì nhằm đảm bảo sự công bằng, độ tin cậy của kết quả thi ở tất cả các cụm thi trên cả nước.
 
b) Mô hình tổ chức các cụm thi trong kỳ thi THPT quốc gia không phải là việc làm mới. Từ năm 2003, cùng với việc nhiều trường ĐH, CĐ tổ chức thi tuyển sinh vào trường mình, Bộ GDĐT đã tổ chức thi theo các cụm thi liên tỉnh ở Cần Thơ, Quy Nhơn, Vinh. Trên cơ sở những thành công của việc tổ chức các cụm thi, năm 2012 Bộ GDĐT tổ chức thêm cụm thi tại Hải Phòng. Việc tổ chức thi tuyển sinh theo các cụm thi đã được các trường ĐH, CĐ trong cả nước tin tưởng và dư luận xã hội ghi nhận, đánh giá cao. Việc mở rộng các cụm thi trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 là kế thừa những ưu điểm của mô hình tổ chức cụm thi trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ trước đây.
 
Một trong những thông tin được Bộ GD-ĐT chia sẻ: Sau khi có kết quả thi, thí sinh mới đăng ký tuyển sinh vào các ngành của trường ĐH, CĐ (sử dụng kết quả 4 môn thi tối thiểu và các môn thi tự chọn khác theo nguyện vọng). Việc này giúp thí sinh được tuyển vào học các trường ĐH, CĐ phù hợp với kết quả thi của mình và các trường tuyển sinh được những thí sinh phù hợp với yêu cầu của ngành đào tạo, tránh sự rủi ro như những năm trước đây đã có trường hợp thí sinh thi đạt điểm cao nhưng vẫn trượt ĐH.
 
Các trường ĐH, CĐ có quyền tự lựa chọn các môn thi để tuyển sinh thay cho các môn thi theo khối mà Bộ GDĐT quy định chung cho tất cả các trường như trước đây. Xu thế thay đổi này là khách quan, phù hợp với yêu cầu ngày càng cao về đào tạo nguồn nhân lực. Việc thiết lập các tổ hợp môn thi mới thực hiện theo Công văn số 5151/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 19 tháng 9 năm 2014.
 
Những trường sử dụng nhiều tổ hợp môn thi để xét tuyển cho một ngành hoặc nhóm ngành phải dành ít nhất 75% chỉ tiêu của ngành hoặc nhóm ngành đó để xét tuyển cho các tổ hợp môn thi tương ứng với các khối thi trước đây, 25% chỉ tiêu còn lại dành cho các khối thi mới.
 
Nếu thay đổi các khối thi truyền thống, các tổ hợp môn thi đã sử dụng để xét tuyển, các trường phải báo cáo Bộ GDĐT và thông báo công khai trên trang thông tin điện tử của trường, các phương tiện thông tin đại chúng trước ít nhất 3 năm.
 
Một trong những đổi mới ở kì thi năm nay đó là Sở GDĐT đóng vai trò quan trọng trong các khâu tổ chức thi. Cụ thể, chỉ đạo và kiểm tra việc hoàn thành kế hoạch dạy học, đánh giá xếp loại học sinh ở các nhà trường phổ thông; tổ chức cho thí sinh đăng ký dự thi, quản lý hồ sơ đăng ký dự thi và gửi dữ liệu đăng ký về Bộ GDĐT; chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất cho kỳ thi; phối hợp với trường ĐH chủ trì cụm thi tổ chức kỳ thi; điều động cán bộ, giáo viên tham gia coi thi, chấm thi, thanh tra thi; tổ chức xét công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp THPT cho thí sinh đăng ký tại tỉnh mình; phối hợp với các trường ĐH chủ trì cụm thi chuyển kết quả thi cho thí sinh.
 
Bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định cụm thi tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là tỉnh) và giao cho các trường ĐH chủ trì. Tham gia coi thi, chấm thi là cán bộ, giảng viên ĐH, CĐ và giáo viên THPT;
 
- Cụm thi có nhiệm vụ tổ chức thi cho thí sinh của ít nhất 02 tỉnh (cụm thi liên tỉnh);
 
- Đối với những tỉnh có khó khăn, nếu Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị, Bộ GDĐT sẽ xem xét thành lập cụm thi tỉnh cho các thí sinh dự thi chỉ để xét công nhận tốt nghiệp THPT;
 
Việc tổ chức thi ở cụm thi liên tỉnh hoặc cụm thi tỉnh là giống nhau, theo đúng quy định của quy chế thi, cùng một quy trình và đều do trường ĐH chủ trì nhằm đảm bảo sự công bằng, độ tin cậy của kết quả thi ở tất cả các cụm thi trên cả nước.
 
b) Mô hình tổ chức các cụm thi trong kỳ thi THPT quốc gia không phải là việc làm mới. Từ năm 2003, cùng với việc nhiều trường ĐH, CĐ tổ chức thi tuyển sinh vào trường mình, Bộ GDĐT đã tổ chức thi theo các cụm thi liên tỉnh ở Cần Thơ, Quy Nhơn, Vinh. Trên cơ sở những thành công của việc tổ chức các cụm thi, năm 2012 Bộ GDĐT tổ chức thêm cụm thi tại Hải Phòng. Việc tổ chức thi tuyển sinh theo các cụm thi đã được các trường ĐH, CĐ trong cả nước tin tưởng và dư luận xã hội ghi nhận, đánh giá cao. Việc mở rộng các cụm thi trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 là kế thừa những ưu điểm của mô hình tổ chức cụm thi trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ trước đây.
 

PV (nguồn: http://dantri.com.vn/tin-tuyen-sinh/du-kien-to-chuc-ky-thi-thpt-quoc-gia-vao-dau-thang-7-nam-2015-1009530.htm)

Duy Tân Sitemap
Đào tạo, nghiên cứu gắn liền với khoa học và công nghệ nhằm tạo ra những sinh viên và học viên có lòng yêu nước, có phẩm chất nhân văn mang đậm bản sắc Việt Nam, có ý thức sinh hoạt động cộng đồng, có sức khỏe, có năng lực và kỹ năng toàn diện, tự tin, năng động, sáng tạo và trở thành công dân khởi nghiệp mang tính toàn cầu.