Khoa học Máy tính là gì?
Khoa học Máy tính là ngành nghiên cứu các cơ sở lý thuyết về thông tin và tính toán cùng sự thực hiện và ứng dụng thực tiễn của chúng trong các hệ thống máy tính để có thể nhân rộng trên quy mô lớn và hữu ích với nhiều người dùng. Chương trình đào tạo ngành Khoa học Máy tính do vậy sẽ trang bị cho sinh viên kiến thức nền tảng và chuyên sâu về: cấu trúc máy tính, ngôn ngữ lập trình phần mềm và phần cứng, trí tuệ nhân tạo, bảo mật và an toàn máy tính, xử lý dữ liệu khối lượng lớn từ mạng internet và các mạng xã hội, thiết kế và phát triển các ứng dụng cho các thiết bị di động,…
Đặc trưng của ngành học
Tại Đại học Duy Tân, Khoa học máy tính là một trong những chương trình được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn kiểm định của ABET (Accreditation Board for Engineering and Technology) là một tổ chức kiểm định chương trình đào tạo được thành lập từ năm 1932 bởi các hiệp hội ngành nghề của Mỹ. Do đó chương trình cung cấp cho sinh viên các kỹ năng mềm và kiến thức liên quan đến kỹ thuật để giải quyết các vấn đề phức hợp liên quan đến khoa học máy tính.
LiveStream Tư vấn Tuyển sinh Chuyển đổi số - Cơ hội và Tương lai của ngành Công nghệ Thông tin
Vị trí ngành học với Kinh tế Đà Nẵng
- Trong chiến lược phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 và định hướng đến năm 2045, Đà Nẵng xác định nhiệm vụ “phát triển điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin gắn với nền kinh tế số” là một trong 5 nhiệm vụ ưu tiên triển khai; đồng thời đặt mục tiêu đến năm 2025, CNTT đóng góp vào 10% GRDP của thành phố và năm 2030 là 15% GRDP. Ngoài ra, Đà Nẵng là thành phố thành công nhất cả nước trong việc xây dựng và triển khai Chính phủ Điện tử. Năm 2020, Đà Nẵng được bầu chọn là thành phố thông minh nhất Việt Nam. Do đó nhu cầu nhân lực trong ngành CNTT và khoa học máy tính sẽ tăng cao trong thời gian tới.
- Sau khi hoàn thành chương trình học tập tại trường, cử nhân theo học chuyên ngành Khoa học máy tính của Đại học Duy Tân có thể làm việc tại các vị trí như: chuyên viên phân tích, thiết kế về lĩnh vực CNTT; chuyên viên xây dựng dự án, hoạch định chính sách phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin; lập trình viên phát triển các phần mềm hệ thống,...
Phương thức Xét tuyển
- Xét tuyển thẳng thí sinh theo quy chế của Bộ GD&ĐT và Ưu tiên xét tuyển thẳng theo qui định của trường,
- Xét tuyển dựa vào Kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia HCM & Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2024,
- Xét kết quả kỳ thi THPT năm 2024 vào TẤT CẢ các ngành đào tạo của trường,
- Xét kết quả Học bạ THPT cho tất cả các ngành: bằng 1 trong 2 hình thức sau
+ Dựa vào kết quả học tập năm lớp 12, cột trung bình cả năm của môn xét tuyển, hoặc
+ Dựa vào kết quả điểm Trung bình môn năm lớp 11 & điểm học kỳ 1 lớp 12