Sự phát triển vượt bậc của AI đã khiến thế giới chứng kiến một sự thay đổi căn bản trong cách thức vận hành, giao tiếp và tạo ra giá trị của các doanh nghiệp. Sự chuyển mình này như một chất xúc tác phá vỡ các mô hình kinh doanh truyền thống ở mức độ cơ bản, đặt ra yêu cầu cần phải có một phân tích toàn diện để hướng dẫn các doanh nghiệp vượt qua quá trình chuyển đổi phức tạp. Trên tinh thần đó, hai nhà khoa học người Ấn Độ: TS. Subhankar Das và TS. Subhra Mondal hiện đang công tác tại Khoa Quản lý Nam Khuê, Đại học Duy Tân đã tập trung nghiên cứu và chính thức công bố một bài báo hạng Q1 có chỉ số IF=4.2 trên tạp chí quốc tế uy tín Technologies với tiêu đề "How to Bell the Cat? A Theoretical Review of Generative Artificial Intelligence towards Digital Disruption in All Walks of Life".

Bài báo "How to Bell the Cat? A Theoretical Review of Generative Artificial Intelligence towards
Digital Disruption in All Walks of Life" trên tạp chí quốc tế uy tín Technologies
Trí tuệ Nhân tạo Tạo sinh (Generative AI - GAI) không phải là một khái niệm mới, nhưng sự phát triển mạnh mẽ của nó trong những năm gần đây đã thay đổi hoàn toàn cách thức các tổ chức vận hành và tác động sâu rộng đến nhiều lĩnh vực trong xã hội. Thấu hiểu được tiềm năng này, 2 nhà khoa học của Đại học Duy Tân đã chọn nghiên cứu GAI để khám phá các tác động sâu rộng của nó đối với kinh tế và xã hội. Khi ChatGPT và các công nghệ AI khác như DALL-E trở thành hiện tượng toàn cầu, đã đến lúc phải nhìn nhận lại các mô hình kinh doanh cũ và nghiên cứu cách mà AI có thể giúp các doanh nghiệp tái cấu trúc và tối ưu hóa vận hành.
TS. Subhankar Das chia sẻ: “Chúng tôi bắt đầu nghiên cứu vào một thời điểm quan trọng trong sự phát triển của công nghệ, khi mà AI Tạo sinh đang dần thay đổi căn bản tất cả các lĩnh vực từ kinh doanh cho đến xã hội. Sự tiến hóa nhanh chóng của cảnh quan kỹ thuật số, đặc trưng là các ứng dụng AI Tạo sinh đa dạng nhanh chóng trở nên phổ biến, càng xác nhận việc nghiên cứu này đi đúng hướng. Chúng tôi nhận thấy rằng, ngoài tiến bộ công nghệ, chúng tôi đang chứng kiến một sự thay đổi căn bản trong cách thức các doanh nghiệp vận hành, giao tiếp và tạo ra giá trị. Sự chuyển mình này đòi hỏi một khuôn khổ phân tích toàn diện để hướng dẫn các tổ chức vượt qua quá trình chuyển đổi phức tạp này. Điều này là lý do tại sao nghiên cứu của chúng tôi là thiết yếu để hiểu cũng như định hình tương lai của các hoạt động kinh doanh trong thế giới có thêm trí tuệ nhân tạo.”

TS. Subhankar Das
Mang đến “Mô hình 3I” (Interpretive - Giải thích, Interactive - Tương tác, Immersive - Nhập vai) tiên phong, 2 nhà khoa học của Đại học Duy Tân đã giới thiệu về khuôn khổ phân tích tinh vi được thiết kế để giải mã ảnh hưởng biến đổi của AI Tạo sinh trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Nghiên cứu toàn diện này xem xét tỉ mỉ các công nghệ tiên tiến, đặc biệt là ChatGPT và DALL-E đang thay đổi bối cảnh kinh doanh và động lực xã hội ở mức độ cơ bản như thế nào.
Dựa trên các dữ liệu về: hiểu biết về các sáng tạo công nghệ khác nhau trong các tổ chức, nghiên cứu về nhiều lĩnh vực nơi AI Tạo sinh đang được triển khai, phân tích hành vi khách hàng cũng như vận động kinh doanh, kiến thức về các công nghệ AI mới nổi như ChatGPT và DALL-E, hiểu biết về sự chuyển đổi kinh doanh và sự gián đoạn kỹ thuật số,… TS. Subhankar Das và TS. Subhra Mondal đã tiến hành nghiên cứu sâu vào một số khía cạnh quan trọng như:
- Tác động sâu rộng về kinh tế và xã hội của việc triển khai AI Tạo sinh
- Các thách thức phức tạp mà các tổ chức hay gặp phải khi áp dụng và tích hợp AI Tạo sinh
- Các phương pháp chiến lược để tạo ra những trải nghiệm “lai” liền mạch, kết nối hai thế giới: thật và ảo
- Các khung vận hành tiên tiến để tối ưu hóa độ hiệu quả của các tổ chức thông qua việc tích hợp AI Tạo sinh
- Phân tích thực nghiệm các ứng dụng AI Tạo sinh trong các ngành công nghiệp khác nhau
- Các giải pháp hướng tới tương lai vừa dự đoán vừa giải quyết các yêu cầu thay đổi của khách hàng
Cùng với đó, nghiên cứu này còn chia sẻ một khung cấu trúc chi tiết được thiết kế để giúp lãnh đạo doanh nghiệp xây dựng các chiến lược tiên tiến nhất thông qua việc tích hợp AI Tạo sinh. Mục tiêu chính của nghiên cứu đột phá này bao gồm một cuộc khảo sát toàn diện về các ứng dụng tiên phong của AI Tạo sinh trong các ngành công nghiệp khác nhau đồng thời thúc đẩy sự phát triển của các giải pháp sáng tạo lấy khách hàng làm trung tâm.
2 nhà khoa học cho rằng việc khám phá cách tổ chức với khung cấu trúc chi tiết có thể xây dựng các đề xuất giá trị hấp dẫn cũng như tận dụng tiềm năng chuyển đổi của các công nghệ giao tiếp kỹ thuật số. Nghiên cứu kết thúc với việc đề xuất một chương trình hướng tới tương lai cho việc triển khai AI Tạo sinh trong quản lý doanh nghiệp, cung cấp cho các giám đốc điều hành những thông tin có thể sử dụng để điều hướng qua bối cảnh công nghệ thay đổi, đồng thời duy trì lợi thế cạnh tranh trong một thị trường ngày càng bị AI chi phối.
Với nhiều điểm mạnh trong khả năng kết nối lý thuyết và thực tiễn, bài báo “How to Bell the Cat? A Theoretical Review of Generative Artificial Intelligence towards Digital Disruption in All Walks of Life” của TS. Subhankar Das và TS. Subhra Mondal đã thực sự ghi dấu ấn mạnh mẽ trong cộng đồng học thuật nhờ vào khả năng kết nối lý thuyết và thực tiễn một cách xuất sắc. Cụ thể, bài báo đã giành được vị trí thứ 2 về số lần trích dẫn trong năm 2023, đồng thời giữ vững vị trí thứ 3 về số lần trích dẫn trong 36 tháng qua với số lần trích dẫn ấn tượng là 88 lần.
Bên cạnh đó, trong chuyên ngành về Trí tuệ Nhân tạo, bài báo xếp thứ 4 về số lần trích dẫn trong giai đoạn 2022-2023, chứng tỏ tác động lớn của nó trong lĩnh vực đang phát triển nhanh chóng này. Sự ảnh hưởng của bài báo không những là trích dẫn mà còn thu hút hơn 16.000 lượt tham khảo và 5.300 lượt tải về phản ánh sự lan tỏa rộng rãi trong cả cộng đồng học thuật, chuyên môn. Bài báo cũng được trao tặng danh hiệu Editor’s Choice và được đề cử cho Giải thưởng Bài báo Xuất sắc năm 2024 là minh chứng cho nghiên cứu học thuật nghiêm ngặt và sáng tạo trong lĩnh vực Trí tuệ Nhân tạo.
TS. Subhra Mondal chia sẻ: “Tại ĐH Duy Tân, chúng tôi đã xây dựng một môi trường nghiên cứu chất lượng cao dành cho các nhà khoa học quốc tế nhằm thúc đẩy các nghiên cứu đột phá và hợp tác toàn cầu. Cơ sở hạ tầng nghiên cứu của ĐH Duy Tân kết hợp hài hòa giữa trang thiết bị hiện đại và hệ thống hỗ trợ toàn diện, tạo nên một hệ sinh thái lý tưởng cho những nỗ lực nghiên cứu sáng tạo. Cam kết của Đại học Duy Tân đối với hợp tác quốc tế được thể hiện qua thành công gần đây trong nghiên cứu về AI tạo sinh (Generative AI) được công bố trên tạp chí Technologies. Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên sự hợp tác với Đại học Quốc tế Hellenic và đã mang lại những kết quả xuất sắc, thể hiện qua các chỉ số ảnh hưởng đáng chú ý của bài báo và sự công nhận trên toàn cầu.”
TS. Subhankar Das
TS. Subhankar Das lấy Bằng Tiến sĩ ngành Quản trị Kinh doanh (chuyên ngành Quản trị Marketing) năm 2018 tại Đại học Siksha O Anusandhan Deemed, Ấn Độ (được công nhận bởi ABET, Hoa Kỳ), Bằng Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (chuyên ngành Marketing) năm 2009, Đại học ICFAI, Ấn Độ.
TS. Subhankar Das có nhiều năm nghiên cứu và giảng dạy tại các trường đại học uy tín tại Ấn Độ. Nhiều năm triển khai nghiên cứu trong các lĩnh vực: Đổi mới kỹ thuật số, Metaverse, AI Tạo sinh, Sự bền vững, Quản lý Thông tin,… TS. Subhankar Das đã được ghi nhận với: 2196 trích dẫn trên Google Scholar và 1112 trích dẫn (SCOPUS). TS. Subhankar Das đã công bố 14 bài báo trên Web of Science (SSCI, SCI, SCIE, ESCI), 58 bài báo trên SCOPUS, 5 bài báo trong các tạp chí ABDC (1 A*, 2 A, 1 B, 1 C), 3 bài báo trong các tạp chí ABS (2,3) đồng thời công bố 5 cuốn sách nhiều tác giả và 1 cuốn một tác giả trong chỉ mục SCOPUS do các nhà xuất bản Springer, Taylor and Francis, IGI xuất bản.
TS. Subhra Mondal
TS. Subhra Mondal lấy Bằng Tiến sĩ ngành Quản trị Kinh doanh (chuyên ngành Quản trị Marketing) năm 2018 tại Đại học Siksha O Anusandhan, Ấn Độ - (được công nhận bởi ABET, Mỹ), Bằng Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (chuyên ngành Marketing) năm 2009 tại Đại học ICFAI, Ấn Độ.
Lĩnh vực nghiên cứu của TS. Subhra Mondal gồm: Trí tuệ Nhân tạo, Công nghệ số, Marketing và hành vi người tiêu dùng, Quản lý Kinh doanh, Chuyển đổi số, Đổi mới Công nghệ, Quản lý trải nghiệm khách hàng,… Các nghiên cứu khoa học của TS. Subhra Mondal đạt 1309 trích dẫn theo Google Scholar và 612 trích dẫn theo SCOPUS. Trong suốt quá trình giảng dạy và nghiên cứu khoa học, TS. Subhra Mondal đã công bố 12 bài viết trên Web of Science (SSCI, SCI, SCIE, ESCI), 34 bài trên SCOPUS, 4 bài trên ABDC (1 A*, 2 A, 1 C), 2 bài trên ABS (2,3) đồng thời công bố 5 cuốn sách nhiều tác giả được SCOPUS chỉ mục, do Springer, Palgrave, IGI xuất bản
|
(Truyền Thông)