English

Đại học

Mục tiêu Cộng đồng-Tâm điểm trong các Dự án Kinh tế của Sinh viên

Sinh viên, giảng viên, cùng khách khứa trong những trang phục "business" gọn ghẽ, bên cạnh với các gian hàng được trang trí bởi những bảng tóm tắt sản phẩm trải đầy ra, lẫn trong tiếng ồn của đám đông dọc theo Tòa nhà Weter và Quảng trường Martin vào thứ tư, ngày 13/4. Một mê cung các dự án kinh tế cộng đồng trải ra dọc hành lang trong khi các ứng viên ra sức trình bày ý tưởng của mình với các giảng viên, sinh viên và Ban Giám khảo. 
 
 
Giải Nhất của cuộc thi là gì? $2,500 và danh dự đứng đầu cuộc thi Dự án Kinh tế Cộng đồng tổ chức thường niên ở Seattle Pacific (SVPC).

Người thắng giải cuộc thi năm nay (tổ chức ngày 13/4, từ 2 đến 6 giờ chiều) là đội đến từ Đại học Washington (UW) với dự án tên gọi "Pterofin" và sản phẩm máy phát điện cho nhà cửa, văn phòng và các khu dân cư.

 
Đội vô địch Pterofin với sản phẩm tạo năng lượng sạch

Một đội khác đến từ Đại học Seattle Pacific, tên gọi là Spektrum, đã giành giải nhì với phần thưởng $1,500. Đội Spektrum đã thiết kế một máy bơm sử dụng thủy lực tự nhiên để đưa nước đến các làng mạc. Đồng thời, hệ thống bơm này cũng dùng các thiết bị tia cực tím để khử trùng nước.

Đặc biệt năm nay, còn có 3 đội tranh tài đến từ Việt Nam. Những đội này phát triển các dự án có ích cho các cộng đồng khác nhau ở Việt Nam.

Cụ thể, trong tháng 12/2010, GS. Don Summers, giảng viên thực hành và người chủ trì cuộc thi SVPC đã được mời dạy một lớp học phát triển doanh nghiệp cộng đồng ở Đại học Duy Tân, Tp. Đà Nẵng, Việt Nam. Đại học Duy Tân sau đó đã tổ chức cuộc thi Dự án Kinh tế Cộng đồng của mình trong tháng hai, và ba đội đứng đầu đã được chọn đi tham dự cuộc thi Dự án Kinh tế Cộng đồng ở Seattle Pacific.

"Thật là đáng phấn khởi và ấm lòng khi thấy sinh viên Việt Nam cũng chẳng khác gì mấy sinh viên của chúng ta," GS. Summers nói. "Các sinh viên Việt Nam cũng có niềm đam mê kiến tạo sự thay đổi xã hội (chẳng khác gì sinh viên Mỹ)."

Tuy nhiên, các sinh viên đến từ Việt Nam đã gặp phải không ít thử thách từ trước khi cuộc thi thật sự bắt đầu - họ vẫn chưa có visa đi Mỹ cho đến 1 tuần trước khi cuộc thi SVPC bắt đầu.

"Đó là một phần của sự hào hứng... dĩ nhiên là stress, nhưng mà vui," Bùi Bài Bình, một sinh viên đến từ Đà Nẵng (Đại học Bách khoa Đà Nẵng) phát biểu. Bình và một bạn khác trong nhóm, Trà Thị Doãn Dung (sinh viên Đại học Duy Tân) phát triển một dự án gọi là "Du lịch Làng nghề Việt Nam", qua đó dân dã ở các làng quê Việt Nam sẽ xây dựng các tour du lịch đi thăm những làng nghề thủ công ở Việt Nam cho du khách nước ngoài.

"Chúng tôi sẽ lấy 70% lợi nhuận và hiến tặng cho cộng đồng nhân dân làng nghề để giúp họ có thu nhập ổn định và bảo tồn cũng như phát triển các ngành nghề thủ công," Bình nói.

 Trong khi đó, Nguyễn Minh Thảo (sinh viên Đại học Duy Tân) và Dương Thị Uyển Khuê (sinh viên Đại học Duy Tân và Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng) phát triển một dự án thiết lập một cơ sở triển lãm nghệ thuật, tên gọi ACL nằm gần sân bay Đà Nẵng. ACL Art Gallery sẽ bán các sản phẩm nghệ thuật của các trẻ em đường phố cho: du khách đến Đà Nẵng.

 
Từ trái qua phải: Võ Nguyễn Thùy Trang, Dương Thị Uyển Khuê và đội trưởng Nguyễn Minh Thảo của đội ACL Art Gallery

"Doanh thu của chúng tôi sẽ mang lại nguồn tiền hỗ trợ cho những trẻ em nghèo hay các trẻ em chịu nhiều thiệt thòi khác giúp các em có cuộc sống tươi đẹp hơn và giúp các em học hỏi thêm về những kỹ năng nghệ thuật," Khuê nói.

Các sinh viên Seattle Pacific rất hào hứng về những đối thủ mới này.

Sinh viên năm tư chuyên ngành Quản trị Kinh doanh, Jon Martin nói anh mong chờ sẽ thi đấu với những ứng viên mới đến từ Việt Nam. "Chúng tôi sẵn sàng cộng tác với mọi người trên thế giới, chúng tôi ảnh hưởng đến họ, và họ cũng tác động đến chúng tôi," Jonh nói.

Nỗ lực đến với cuộc thi của các sinh viên Việt Nam đã được đền đáp với Giải Khuyến khích cho một đội và chứng chỉ danh dự dành cho 2 sinh viên khác.

Nguồn: http://www.spu.edu/depts/sbe/mentorship/2011_SVPC_report.asp

            http://www.thefalcononline.com/article.php?id=7619