English

Nghiên cứu

Công bố về loài cóc nhà có độc trên Nature Communications của nhà khoa học ĐH Duy Tân

Nghiên cứu mới đây nhất về một loài cóc nhà có độc: “Speciation and historical invasions of the Asian black-spined toad (Duttaphrynus melanostictus)” - “Sự hình thành loài và các cuộc xâm lược lịch sử của loài Cóc nhà xương sống đen” của ThS. Nguyễn Văn Tân, Trung tâm Côn trùng & Ký sinh trùng, ĐH Duy Tân đã khám phá ra nhiều điều về lịch sử hình thành và di chuyển của loài cóc nhà này.

 

Các khám phá này đã được đăng tải trên tập san Nature Communications (Q1, SCIE, IF=13.46), một trong những tập san nghiên cứu hàng đầu của thế giới. Công trình nghiên cứu về loài cóc nhà (loài có độc) là thành quả kết hợp nghiên cứu của Trung tâm Côn trùng & Ký sinh trùng, ĐH Duy Tân với GS.TS. Christophe Dufresnes (ĐH Lâm nghiệp Nam Kinh, Trung Quốc) và PGS.TS Nikolay A. Poyarkov (ĐH Tổng hợp Quốc gia Moskva, Nga) bên cạnh sự hỗ trợ tư vấn của một số chuyên gia hàng đầu đến từ các quốc gia gồm: Mỹ, Nga, Pháp, Anh, Đức, Pakistan, Bồ Đào Nha, Ý, Canada, Phần Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Slovakia và Thái Lan.

 

Nghiên cứu đột phá về loài cóc nhà có độc trên Con đường tơ lụa

 

Công bố về loài cóc nhà có độc trên Nature Communications của nhà khoa học ĐH Duy Tân

Công bố các phát hiện mới về loài cóc nhà có độc trên Nature Communications

 

Phát hiện mới nhất về loài cóc nhà Duttaphrynus melanostictus đã gây ấn tượng mạnh và được chính thức đăng tải trên Nature Communications - tạp chí khoa học đa ngành danh tiếng, thuộc nhóm Q1 với chỉ số tác động (IF) lên đến 13.46. Nature Communications là một tập san khoa học đa ngành, truy cập mở, có bình duyệt, được xuất bản bởi Nature Portfolio từ năm 2010. Đây là một tạp chí đa lĩnh vực, bao gồm các ngành khoa học tự nhiên như vật lý, hóa học, khoa học trái đất, y học và sinh học. Tạp chí có các văn phòng biên tập đặt tại London, Berlin, New York và Thượng Hải.

 

Nghiên cứu này tập trung vào loài cóc nhà Duttaphrynus melanostictus - loài lưỡng cư có độc tố trên da hiện đang là mối đe dọa lớn đối với 2 điểm nóng là Wallacea và Madagascar xuất phát từ các cuộc xâm lấn sinh học. Việc kết hợp phân tích sinh học phân tử trên toàn bộ phạm vi phân bố của loài này đã giúp phát hiện ra rằng: "Loài Duttaphrynus melanostictus lâu nay vốn được coi là một loài duy nhất, thực chất bao gồm ít nhất hai loài riêng biệt".

 

- Một loài là đặc hữu Đông Nam Á đã di cư đến Madagascar, và
- Loài còn lại chỉ giới hạn ở tiểu lục địa Ấn Độ và Indonesia nhưng đã được đưa vào Wallacea.

 

Phát hiện mới này đã góp phần làm sáng tỏ vai trò của con người trong việc thúc đẩy sự di cư và phân bố của động vật, qua đó để lại dấu ấn rõ nét trên bản đồ đa dạng sinh học toàn cầu.

 

Công bố về loài cóc nhà có độc trên Nature Communications của nhà khoa học ĐH Duy Tân
ThS Nguyễn Văn Tân (DTU) với nhiều nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng

đặt trọng tâm vào các loài Lưỡng cư và Bò sát tại Việt Nam

 

Cóc nhà Duttaphrynus melanostictus được khẳng định là cực kỳ nguy hiểm tương tự như Cóc mía (Rhinella marina) - kẻ thù sinh thái khét tiếng trong giới tự nhiên. Khi bị căng thẳng, Cóc nhà sẽ tiết ra chất độc có thể gây tử vong cho những kẻ săn mồi thiếu kinh nghiệm, kể cả những loài mang tính biểu tượng lớn như rồng Komodo (Varanus komodoensis). Điều này khiến sự lan rộng của loài Cóc nhà từ Madagascar, Úc, tiểu lục địa Ấn Độ, đến Đông Nam Á, Trung Quốc và Đài Loan trở thành mối nguy hại sinh thái toàn cầu. Vì vậy, nghiên cứu của ThS. Nguyễn Văn Tân và các cộng sự không chỉ làm rõ cơ chế xâm lấn sinh học mà còn mang lại góc nhìn sâu sắc về cách thức quản lý và bảo tồn động vật hoang dã cũng như giúp con người dễ dàng nhận biết về loài cóc này, tránh việc tiếp xúc không an toàn dẫn đến bị rát bỏng, sưng phồng hoặc thậm chí có thể gây tử vong khi sử dụng làm thực phẩm mà không biết cách chế biến.

 

Công bố về loài cóc nhà có độc trên Nature Communications của nhà khoa học ĐH Duy Tân
Phạm vi phân bố của hai loài ẩn dưới tên Duttaphrynus melanostictus

 

"Với kết quả của nghiên cứu này, chúng tôi muốn đưa ra những khuyến nghị quan trọng đối với các nhà khoa học và nhà quản lý trong việc cần đặc biệt chú ý đến các nhóm loài động vật có nguy cơ di cư cùng với sự dịch chuyển của con người. Một số loài trong số này không chỉ có sức sống mãnh liệt, tiềm ẩn nguy cơ xâm lấn và gây tổn hại nghiêm trọng đến môi trường bản địa, mà còn có thể mang theo những mầm bệnh chưa được kiểm soát. Những ví dụ điển hình từng có bao gồm ốc bươu vàng, rùa tai đỏ, hay thậm chí ngay cả dịch bệnh COVID-19 bùng phát được cho là bắt nguồn từ loài dơi mang theo virus Corona đã gây nên những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường và sức khỏe toàn cầu", ThS Nguyễn Văn Tân cho biết.

 

Thành tựu khoa học đầy dấu ấn từ đam mê nghiên cứu đa dạng sinh học 


ThS. Nguyễn Văn Tân, ngay từ những ngày còn là sinh viên ngành Sư phạm Sinh - Hóa tại ĐH Tây Bắc, đã sớm định hướng cho mình con đường nghiên cứu khoa học về đa dạng sinh học, đặc biệt là các loài Lưỡng cư và Bò sát. Đam mê ấy đã sớm gặt hái được thành quả vào năm 2014, khi còn là sinh viên năm thứ 4, anh đã cùng nhóm nghiên cứu xuất sắc giành giải Nhất Giải thưởng "Tài năng khoa học trẻ Việt Nam" với đề tài: "Nghiên cứu sự đa dạng của các loài Lưỡng cư (Amphibia) ở Khu bảo tồn thiên nhiên Sốp Cộp, tỉnh Sơn La".

 

Công bố về loài cóc nhà có độc trên Nature Communications của nhà khoa học ĐH Duy Tân
Phân tích mối quan hệ di truyền của loài cóc nhà Duttaphrynus melanostictus

tiết lộ có ít nhất hai loài thuộc nhóm loài phức tạp này

 

Sau khi tốt nghiệp, ThS Tân tiếp tục phát triển sự nghiệp nghiên cứu tại các cơ quan và tổ chức khoa học danh tiếng như Viện Sinh thái & Tài nguyên Sinh vật (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam) và Trung tâm Bảo tồn Động vật hoang dã Việt Nam (Save Vietnam’s Wildlife). Đến năm 2022, anh chính thức làm việc tại ĐH Duy Tân, trở thành cán bộ nghiên cứu tại Trung tâm Côn trùng - Ký sinh trùng.

 

Tại ĐH Duy Tân, với sự hỗ trợ tối đa từ nhà trường và đồng nghiệp trong một môi trường làm việc đầy cởi mở, ThS. Tân tiếp tục miệt mài với công tác nghiên cứu khoa học. Trong năm 2024, anh cùng nhiều tác giả ra mắt cuốn sách Đa dạng khu hệ chim khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen và 21 bài báo quốc tế (trong đó có 4 bài thuộc nhóm Q1 và 12 bài Q2). Những thành tựu này đóng góp đáng kể vào kho tàng tri thức về Lưỡng cư và Bò sát, không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước lân cận.

 

Sau khi tốt nghiệp, ThS Tân tiếp tục phát triển sự nghiệp nghiên cứu tại các cơ quan và tổ chức khoa học danh tiếng như Viện Sinh thái & Tài nguyên Sinh vật (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam) và Trung tâm Bảo tồn Động vật hoang dã Việt Nam (Save Vietnam’s Wildlife). Đến năm 2022, anh chính thức làm việc tại ĐH Duy Tân, trở thành cán bộ nghiên cứu tại Trung tâm Côn trùng - Ký sinh trùng.  Tại ĐH Duy Tân, với sự hỗ trợ tối đa từ nhà trường và đồng nghiệp trong một môi trường làm việc đầy cởi mở, ThS. Tân tiếp tục miệt mài với công tác nghiên cứu khoa học. Trong năm 2024, anh cùng nhiều tác giả ra mắt cuốn sách Đa dạng khu hệ chim khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen và 21 bài báo quốc tế (trong đó có 4 bài thuộc nhóm Q1 và 12 bài Q2). Những thành tựu này đóng góp đáng kể vào kho tàng tri thức về Lưỡng cư và Bò sát, không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước lân cận.  Công bố về loài cóc nhà có độc trên Nature Communications của nhà khoa học ĐH Duy Tân- Ảnh 5. ThS Nguyễn Văn Tân chia sẻ nghiên cứu về các loài Rắn lục xanh (Trimeresurus) tại Hội nghị Y-Dược Duy Tân năm 2024  Đến nay, ThS Tân đã công bố hơn 65 bài báo trên các tập san quốc tế uy tín được bình duyệt với chỉ số Research Gate H-index = 12. Anh đã tham gia mô tả 1 giống thằn lằn mới (Laodracon Brakels), 20 loài Bò sát mới và 12 loài Lưỡng cư mới. Đáng chú ý, các nghiên cứu của anh tập trung vào phân loại sinh học, phân tử và bảo tồn nhiều giống loài quan trọng như Micryletta (giống Nhái bầu), Tylototriton (giống Cá cóc), Trimenesurus (giống Rắn lục xanh), Pareas (giống Rắn ăn sên), và Lycodon (giống Rắn khuyết). Các công trình này đã được công bố trên các tập san quốc tế danh tiếng khác như: Molecular Phylogenetics & Evolution (Q1, IF=3.58), Zoological Research (Q1, IF=3.64), PeerJ (Q1, IF=5.02) và Vertebrate Zoology (Q1, IF=2.45), bên cạnh các tạp chí khác thuộc nhóm Q2 như Zootaxa, European Journal of Taxonomy, Biodiversity Data Journal…  ThS Tân chia sẻ: "Tôi đang mở rộng hướng nghiên cứu, tập trung sâu hơn vào phân loại sinh học, quan hệ di truyền, tiến hóa, sinh thái học và bảo tồn các loài Lưỡng cư và Bò sát. Một trong những trọng tâm chính là nghiên cứu độc học và các loài rắn độc tại Việt Nam cũng như các khu vực lân cận. Thông qua đó, tôi hy vọng nâng cao nhận thức cộng đồng, cung cấp kiến thức khoa học chính xác, đồng thời góp phần giảm thiểu rủi ro từ rắn độc cắn. Từ tháng 6.2021, tôi đã đồng sáng lập và trực tiếp quản lý nhóm Nhận dạng Rắn & Sơ cứu Rắn cắn tại Việt Nam (SIFASV), một cộng đồng trực tuyến với hơn 145.000 thành viên tích cực trên Facebook (https://www.facebook.com/groups/sifasv). Đây là nền tảng để tôi và các cộng sự chia sẻ kiến thức, hỗ trợ nhận dạng loài rắn, cung cấp thông tin về sơ cứu kịp thời và đúng cách khi bị rắn cắn, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng".
ThS Nguyễn Văn Tân chia sẻ nghiên cứu về các loài Rắn lục xanh (Trimeresurus)

tại Hội nghị Y-Dược Duy Tân năm 2024

 

Đến nay, ThS Tân đã công bố hơn 65 bài báo trên các tập san quốc tế uy tín được bình duyệt với chỉ số Research Gate H-index = 12. Anh đã tham gia mô tả 1 giống thằn lằn mới (Laodracon Brakels), 20 loài Bò sát mới và 12 loài Lưỡng cư mới. Đáng chú ý, các nghiên cứu của anh tập trung vào phân loại sinh học, phân tử và bảo tồn nhiều giống loài quan trọng như Micryletta (giống Nhái bầu), Tylototriton (giống Cá cóc), Trimenesurus (giống Rắn lục xanh), Pareas (giống Rắn ăn sên), và Lycodon (giống Rắn khuyết). Các công trình này đã được công bố trên các tập san quốc tế danh tiếng khác như: Molecular Phylogenetics & Evolution (Q1, IF=3.58), Zoological Research (Q1, IF=3.64), PeerJ (Q1, IF=5.02) và Vertebrate Zoology (Q1, IF=2.45), bên cạnh các tạp chí khác thuộc nhóm Q2 như Zootaxa, European Journal of Taxonomy, Biodiversity Data Journal…

 

ThS Tân chia sẻ: "Tôi đang mở rộng hướng nghiên cứu, tập trung sâu hơn vào phân loại sinh học, quan hệ di truyền, tiến hóa, sinh thái học và bảo tồn các loài Lưỡng cư và Bò sát. Một trong những trọng tâm chính là nghiên cứu độc học và các loài rắn độc tại Việt Nam cũng như các khu vực lân cận. Thông qua đó, tôi hy vọng nâng cao nhận thức cộng đồng, cung cấp kiến thức khoa học chính xác, đồng thời góp phần giảm thiểu rủi ro từ rắn độc cắn. Từ tháng 6.2021, tôi đã đồng sáng lập và trực tiếp quản lý nhóm Nhận dạng Rắn & Sơ cứu Rắn cắn tại Việt Nam (SIFASV), một cộng đồng trực tuyến với hơn 145.000 thành viên tích cực trên Facebook (https://www.facebook.com/groups/sifasv). Đây là nền tảng để tôi và các cộng sự chia sẻ kiến thức, hỗ trợ nhận dạng loài rắn, cung cấp thông tin về sơ cứu kịp thời và đúng cách khi bị rắn cắn, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng".

 

(Nguồn: https://thanhnien.vn/cong-bo-ve-loai-coc-nha-co-doc-tren-nature-communications-cua-nha-khoa-hoc-dh-duy-tan-185250118131933772.htm)