
Chương trình đào tạo là một trong những tiêu chí quan trọng hàng đầu để đảm bảo cho một sinh viên hội đủ kỹ năng và kiến thức. Không quản xa xôi, ĐH Duy Tân đã tìm đến miền đất cách Việt Nam nửa vòng trái đất để hợp tác đào tạo. ĐH Bang Pennsylvania (PSU) là trường được ĐH Duy Tân tin tưởng liên kết bởi đây là 1 trong 50 trường đào tạo các ngành Kinh tế - Quản trị hàng đầu của Mỹ (theo U.S.News 2020) và là “miền đất hứa” của đông đảo sinh viên quốc tế đang học tập tại đây. Theo học chương trình của Mỹ, ngay khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ nhận được từ 19-24 chứng chỉ hoàn tất môn học có giá trị quốc tế của ĐH Bang Pennsylvania. Và hơn hết, sinh viên sẽ được lĩnh hội một nền giáo dục đẳng cấp quốc tế ngay trong nước, được tiếp xúc với các giảng viên có chuyên môn cao trong một môi trường học tập nghiêm túc và năng động.

Để khởi nghiệp cần phải có một hệ sinh thái “khủng” từ ý tưởng, mối quan hệ, kinh nghiệm và đồng vốn. Không những vậy cần phải có nền tảng kiến thức sâu rộng về quản trị và tài chính để luôn cân đối điều hành các hoạt động của doanh nghiệp. Bởi thế ngay trên giảng đường DTU, sinh viên sẽ được truyền đạt sâu các kiến thức nền tảng về Quản trị Doanh nghiệp,Chiến lược Kinh doanh, Quản trịTài chính,… bên cạnh các kỹ năng:
- Tìm kiếm khách hàng tiềm năng,
- Phát triển sản phẩm và cung cấp dịch vụ,
- Phân tích, dự báo, giám sát, xử lý các tình huống phát sinh trong hoạt động kinh doanh,
- Quản trị bán hàng,
- Kiểm soát tài chính,
- …
Tổng hòa nguồn lực và kiến thức sẽ chính là “kim chỉ nam” để sinh viên có thể hiện thực hóa ý tưởng, tự tin khởi nghiệp để tạo dựng sự nghiệp thành công trong tương lai.

Với nền tảng kiến thức và kỹ năng vững chắc thì không còn lý do gì có thể cản trở sinh viên ngành Quản trị Kinh doanhtriển khaicác ý tưởng vàtỏa sáng trên các “đấu trường” học thuật quốc gia và quốc tế.
Bắt đầu là từ sinh viên Nguyễn Thị Thanh - thủ khoa ĐH Duy Tân đạt28.25/30 điểm trong mùa tuyển sinh năm 2015 với giải thưởng danh giá Women in Business Award tại cuộc thi cuộc thi Go Green in The City 2018 diễn ra ở Atlanta, Mỹ. Học ngành Quản trị Kinh doanh của ĐH Keuka (Mỹ), Nguyễn Thị Thanh đã xuất sắc khi đưa ra ý tưởng “Hệ thống Phanh tái tạo chuyển đổi Ma sát thành Điện năng”. Sản phẩm này được ban tổ chức đánh giá là vô cùng khả thi giúp mang đến cho con người một cuộc sống tiện ích hơn cũng như góp phần bảo vệ môi trường.
Tiếp nối là Lê Thị Thu Ngân, sinh viên đãđạt 28.25/30 điểm trong mùa tuyển sinh năm học 2017 và đã cùng nhóm bạn học triển khai ý tưởng dự án “Giường ngủ Thông minh - Smart Bed” và giành rất nhiều giải thưởng, trong đó có giải Ba cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia 2020. Lê Thị Thu Ngân cho biết: “Sinh viên luôn hào hứng với các cuộc thi khởi nghiệp bởi chúng không chỉ giúp sinh viên có cơ hội giới thiệu các ý tưởng, dự án của bản thân mà còn tạo không khí khởi nghiệp chung trong sinh viên. Với dự án ‘Giường ngủ Thông minh - Smart Bed’, chúng em hi vọng sẽ giúp người dùng phát hiện các triệu chứng bất thường để kịp thời phòng tránh, giảm thiểu các căn bệnh nguy hại, tạo thói quen theo dõi các thông số sức khỏe và chất lượng giấc ngủ hằng ngày.”